This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

Các bước rèn luyện kỹ năng tự học


Kỹ năng tự học là một trong những kỹ năng mềm giúp chúng ta đạt được kết quả học tập tốt. Những bước dưới đây sẽ giúp các bạn rèn luyện kỹ năng tự học hiệu quả, đem lại kết quả học tập tốt hơn.

Hãy tham khảo những bí kíp dưới đây để có thể tự học hiệu quả hơn nhé.

Lập kế hoạch

Lập kế hoạch trong học tập là điều quan trọng nhất, nhưng cũng thường bị chúng ta bỏ sót nhất trong quá trình học tập của mình. Lập kế hoạch không những sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian mà còn giúp bạn hệ thống lại những kiến thức đã học một cách khoa học và hiệu quả. Mỗi người có thể có một kế hoạch và mục tiêu khác nhau, nhưng lập kế hoạch để chúng ta biết được khối lượng kiến thức ta đang có và sẽ phải có. Ta sẽ luôn ý thức được những vấn đề quan trọng, những vấn đề ta còn yếu để chú ý rèn luyện nhiều hơn.

Công cụ ghi nhớ

Nếu có những công cụ ghi nhớ khoa học và nếu hiểu rõ bản tính cách học của mình thì bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian cho việc học thuộc hay nghiên cứu, giải quyết các vấn đề trong bài học ở trường lớp. Bạn cần phải biết mình có thói quen học như thế nào để mà từ đó phát huy tối đa năng suất. Có một số người học bài phải dõng dạc đọc to lên mới nhớ được, một số khác thì phải vừa nghe nhạc không lơi, đọc thầm thì mới tập trung hơn.

Sơ đồ tư duy

Bạn nên biết thêm một số công cụ trợ giúp suy nghĩ rất hữu hiệu như Mind Map (Sơ đồ tư duy) của Tonay Buzan sẽ giúp bạn hệ thống hóa kiến thức một cách rất hữu hiệu.

Thời gian học ở lớp

Bạn cần có một chiến lược để tiếp cận kiến thức từ thầy cô và bạn bè. Phần lớn học sinh than phiền thời lượng học tập ở lớp quá ít, thầy cô không thể chuyển tải hết kiến thức cho mình, bạn bè không thể giúp đỡ nhau ở lớp được. Bạn cần hiểu rằng, bạn cần chủ động tự tìm hiểu tất cả thậm chí tự tìm hiểu ở nhà trước khi đến lớp, và thầy cô sẽ hướng dẫn, giải đáp những chỗ khúc mắc của bạn khi bạn thực sự không biết tìm câu trả lời ở đâu. Nếu mỗi lần gặp thầy cô trên lớp mà bạn đặt được nhiều câu hỏi, có nghĩa là bạn đang sử dụng hiệu quả phương pháp tự học và thời gian học ở lớp.

Chủ động học chứ không thụ động

Không nên đọc đi đọc lại một câu như mọt con vẹt không hiểu mình đang nói gì. Hãy sử dụng nhiều giác quan khi học. Cố gắng cho đầu óc bạn nhìn thấy được ván đề nên thấy.
+ Sử dụng âm thanh: Đọc các chữ to giọng và lắng nghe chúng thật rõ và chậm rãi để chiêm nghiệm.
+ Sử dụng sự liên tưởng, tưởng tượng: Liên tưởng điều đang học với điều gì quan trọng có liên quan như ngày sinh nhật, kỷ niệm đáng nhớ thậm chí tưởng tượng ra một câu chuyện, một điều không tưởng.

Ghi chú thật cẩn thận:

Nó sẽ đòi hỏi bạn suy nghĩ theo lối phân tích cực tốt. Ghi ngắn, ghi đủ sẽ tốt hơn là ghi nhiều, ghi thiếu hoặc thừa vì bạn không còn thời gian để phân tích rồi tổng hợp lại một lần nữa.

Luôn học ngay tại bàn:

Thái độ này chuẩn bị cho bạn cả hai ưu thế trí tuệ và thể chất. Không được nằm dài trên giường để học bởi bạn sẽ ngủ quên lúc nào không biết thậm chí sẽ làm hạn chế não bộ suy nghĩ tinh tế. Lâu dần nằm học sẽ tạo thói quen lười biếng và mắc phải các chứng bệnh về xương, khớp nữa.

Kiên trì và cần cù:

Học là một công việc, một hoạt động đòi hỏi sự nhẫn nại cao độ, vì bạn phải tiếp thu cái mới, cái mình chưa biết và luyện tập để biến nó thành cái của mình và phải sử dụng thành thạo. Có được phương pháp hay, công cụ tốt, cộng thêm sự kiên trì và cố gắng, bạn sẽ là một học sinh giỏi mà không phải là “con mọt sách” hay con vẹt rỗng tuếch.

Kỹ năng tự học không chỉ quan trọng trong quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường, mà nó cần thiết cho suốt thời gian làm việc sau này của cả đời người. Nhất là ngày nay, khi mà thế giới biến đổi quá nhanh đến nỗi mỗi ngày, mỗi tờ báo đều đăng tải những phát minh mới, sản phẩm mới, phương pháp mới, công cụ mới khiến ta lạc hậu nếu như không chịu tự học. Nếu bạn không có kỹ năng tự học để tiếp thu liên tục những đổi mới này, bạn sẽ mãi là người đứng sau và đứng sau mãi mãi.
>> Nguồn: Kyna

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

Câu mệnh lệnh ( imperative clauses) trong ngữ pháp tiếng Anh


Benative sẽ giúp bạn tổng hợp lại một cách ngắn gọn, súc tích các kiến thức cần thiết về cấu trúc  câu mệnh lệnh trong ngữ pháp tiếng Anh để giúp các bạn hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.


1. Khái niệm về câu mệnh lệnh trong tiếng Anh ( Imperative clauses)

Câu mệnh lệnh trong tiếng Anh là câu dùng để sai khiến, ra lệnh hay yêu cầu người khác làm hay không làm một việc gì đó. Hay nó còn một tên gọi khác là “câu cầu khiến” và thường theo sau bởi từ please. Câu mệnh lệnh thường không có chủ ngữ và chủ ngữ của câu mệnh lệnh được ngầm hiểu là you. Câu mệnh lệnh chia làm 2 loại: Trực tiếp và gián tiếp.

2. Các loại câu mệnh lệnh trong tiếng Anh

2.1. Câu mệnh lệnh trực tiếp

– Đứng đầu câu là động từ nguyên mẫu không có “to”, không có chủ ngữ. Trong câu có thể có kèm theo từ “please” ở đầu hoặc cuối câu thể hiện ý trang trọng, lịch sự.
Ex:
Enjoy you meal.  (Ăn ngon miệng nhé.)
Stop talking and open your books. (Ngừng nói chuyện và mở sách ra.)
Be quiet. (Trật tự nào.)
Stop here, please. (Làm ơn dừng tại đây.)
– Đứng đầu câu là một danh từ riêng hoặc đại từ nhằm xác định cụ thể đối tượng được nói đến trong câu mệnh lệnh
Ex:

David, hurry up. (Nhanh lên David)
Tom, stand up. The others stays sitting. (Tom đứng lên, các bạn khác vẫn ngồi tại chỗ)
– Đứng đầu câu là “you” biểu đạt sự tức giận hoặc thể hiện ý ra lệnh.
Ex:

You come here. (Bạn lại đây)
You do it right now. (Bạn làm nó ngay bây giờ đi)
you get lost. (Bạn hãy biến khỏi đây đi)
  Đứng đầu câu là động từ “do” biểu đạt ý nhấn mạnh trong câu mệnh lệnh
Ex:

Do sit down (Ngồi xuống đi)
Do be careful! (Thật cẩn thận đấy nhé)

2.2. Câu mệnh lệnh gián tiếp

– Thường được dùng với: order/ ask/ say/ tell somebody to do something.
Ex:

Please ask him to line up. (Làm ơn yêu cầu anh ta xếp hàng.)
I ordered him to open the book. (Tôi ra lệnh cho anh ta mở sách ra.)
Tell Lucy to turn down the volume. (Bảo Lucy vặn nhỏ âm lượng xuống.)



2.3. Dạng phủ định của Câu mệnh lệnh

– Với câu mệnh lệnh trực tiếp, chỉ cần thêm “don’t” vào trước động từ  thường/ động từ tobe hoặc “no” trước danh động từ.
Công thức: Don’t/ Do not + động từ nguyễn mẫu + tân ngữ

– Với câu mệnh lệnh gián tiếp, chỉ cần thêm “not” vào trước “to” là được.

Công thức: order/ ask/ say/ tell somebody not to do something
Ex:

Don’t turn on the light when you go out. (Đừng tắt đèn khi anh đi ra ngoài.)
Don’t forget your promise. (Đừng thất hứa nhé.)
No littering. (Không vứt rác ở đây.)
No parking. (Không đỗ xe ở đây.)
Please tell John not to leave the room. (Làm ơn nói John hãy rời khỏi phòng này)
I ordered him not to open his book. (Tôi ra lệnh anh ta không được mở sách ra)
Lưu ý: Trong câu mệnh lệnh phủ định, đại từ “you” đặt giữa trợ từ “don’t” và động từ.
Ex:

Don’t you behave like that.(Bạn đừng có hành xử như vậy.)
Don’t you cry! (Bạn đừng khóc nữa.)
Don’t you lie! (Bạn đừng có nói dối.)

2.4. Câu mệnh lệnh với cấu trúc “ let”

Câu mệnh lệnh bắt đầu bằng “let” khác với những câu mệnh lệnh khác, nó thể hiện sự đề nghị, đề xuất, yêu cầu, mong muốn, quyết định,…
Công thức:          Let + tân ngữ + động từ nguyên mẫu
Ex:

Let me think. (Hãy để tôi nghĩ nào)
Let me know. (Hãy cho tôi biết)
Let’s go. (Mình đi nào) # Let us go: (Hãy để chúng tôi đi)
Hy vọng rằng bài học về câu mệnh lệnh có thể giúp các bạn áp dụng vào kiến thức vào bài kiểm tra cũng như là sử dụng được trong giao tiếp tiếng Anh thông thường với ban bè. Trung tâm dạy tiếng Anh giao tiếp Benative chúc các bạn học tập tốt!

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2018

Đây là lý do vì sao bạn nói tiếng Anh mà người khác không hiểu.



Khi phải sử dụng tiếng Anh vào công việc, học tập, đời sống hàng ngày thì kỹ năng giao tiếp trở nên vô cùng quan trọng để bạn có thể truyền đạt thông tin đến tất cả mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nói tiếng Anh thành thạo và rơi vào trường hợp người nghe không hiểu bạn đang nói cái gì bởi một trong những lý do dưới đây.


1. Phát âm nguyên âm không chuẩn
Khi nói, có thể không chuẩn ngữ pháp, nhưng phát âm tiếng Anh phải rõ, phải đúng.
Đặc biệt, người nói phát âm không chuẩn một số nguyên âm không có trong tiếng Việt như /æ/, /ə/, /ʌ/,…và các nguyên âm đôi.
Các nguyên âm đôi bao gồm: /aɪ/, /aʊ/, /eɪ/, /oʊ/, /ɔɪ/, /eə/, /ɪə/, /ʊə/.
Nguyên âm đôi được kết hợp bởi hai nguyên âm đơn. Để phát âm, chúng ta phát to và kéo dài nguyên âm 1, sau đó trượt nhanh sang phát âm nguyên âm 2.
Lấy ví dụ nguyên âm /aɪ/. Âm này do hai nguyên âm /a/ và /ɪ/ tạo thành. Chúng ta phát âm âm /a/ trước, rồi trượt nhanh sang /ɪ/, thành /aɪ/. Âm /a/ phát âm to và kéo dài hơn /ɪ/.

2. Thiếu hoặc sai phụ âm cuối (ending consonants)
Lỗi phổ biến nhất của người Việt là không nói phụ âm cuối (ending consonants). Bên cạnh đó, còn hay thêm âm ‘s’ vào cuối từ vốn không có âm ‘s’.
Để tìm hiểu tầm quan trọng của âm cuối, chúng ta cùng xét những từ sau: why, wine, wife, white, while. Các từ này có thể khiến một số người học bối rối bởi đọc khá giống nhau. Sự khác nhau giữa các từ này chính là âm cuối. Đọc sai âm cuối sẽ thành một từ khác. Khi nói tiếng Anh, nếu chúng ta không đọc hoặc đọc sai âm cuối, người nước ngoài sẽ khó hiểu chúng ta nói từ gì, đôi khi còn hiểu nhầm.
Hiện nay, các chỉ dẫn tiếng Anh cơ bản cho người mới học để có thể giao tiếp tốt đều nhắc bạn phải chú ý khắc phục lỗi cơ bản này!

3. Diễn đạt ý lủng củng
Vấn đề tiếp theo đó là nói tiếng Anh theo kiểu Việt. Nhiều bạn hay dịch sang tiếng Anh những câu Việt, diễn đạt ý lủng củng khiến người nghe khó hiểu.
Bên cạnh đó, không ít bạn hay ngắt câu không đúng chỗ, không theo cụm hay theo ý. Hoặc vừa nói vừa nghĩ nên nói từng từ một, từng từ một. Điều này khiến người nước ngoài không nắm bắt được câu chuyện, đôi khi không thể nhẫn nại.


4. Trọng âm câu và từ sai
Đây là một lỗi bạn có thể nhờ sự hỗ trợ từ người bản xứ khi học giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài.
Đầu tiên là trọng âm từ, với các từ có hai âm tiết trở lên (chính là có hai nguyên âm trở lên), sẽ xuất hiện dấu trọng âm.
Nếu chúng ta nhấn nhá không chuẩn, người nghe sẽ khó hiểu bạn nói từ gì.
Ngoài ra, còn có trọng âm câu. Câu trong tiếng Anh chỉ được nhấn vào một số từ nhất định, những từ khác thì nói rất nhanh chóng. Khi trọng âm rơi vào các từ khác nhau, ý nghĩa của câu sẽ khác.

5. Ngữ điệu thiếu tự nhiên
Ngữ điệu và trọng âm song hành với nhau. Ngữ điệu rất quan trọng trong tiếng Anh. Tiếng Anh như âm nhạc, có nhịp điệu. Khi nói tiếng Anh giọng bạn sẽ lên và xuống nhiều tính biểu cảm, khá khác với cách nói tiếng Việt.
Nếu nói bằng bằng thiếu ngữ điệu và trọng âm, người nước ngoài sẽ khó hiểu ý bạn muốn diễn đạt. Ngữ điệu thể hiện nhiều hơn từ ngữ. Nếu thiếu đi ngữ điệu, giọng bạn chắc chắn sẽ thiếu sự thu hút và sự tự nhiên.


Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thể tự tin nói tiếng Anh hay và chuẩn. Tiếng Anh nội trú chúc các bạn học tốt và chinh phục thành công ngôn ngữ này.