This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018

5 cách tiết kiệm thời gian học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả cho người đi làm

Xã hội đang trên đường hội nhập nên ngoại ngữ nói chung và đặc biệt là tiếng Anh nói riêng trở thành yêu cầu tất yếu nếu bạn muốn sở hữu cho mình một công việc tốt. Không những vậy, có tiếng Anh sẽ giúp bạn có cơ hội thăng tiến nhiều hơn. Nhưng công việc hiện tại đang quấn lấy bạn, gia đình con cái cũng là một trở ngại không hề nhỏ. Bạn không có thời gian để học tiếng Anh? Vậy bạn hãy tham khảo một số mẹo nhỏ giúp tiết kiệm thời gian học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả cho người đi làm nhé!

Tiết kiệm thời gian học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả cho người đi làm


1. Nghe bản tin buổi sáng

Bắt đầu ngày mới bằng việc nghe bản tin thời sự buổi sáng. Đã bao giờ bạn thử nghe bản tin bằng tiếng Anh chưa? Nếu chưa bạn có thể nghe những mẩu tin thời sự của VOA đặc biệt chuyên dành riêng cho những người mới học tiếng Anh ở nhiều mức độ khác nhau. Đừng nản nếu ban đầu nghe như “vịt nghe sấm” vì đến cả người bản ngữ cũng chưa chắc đã nghe được hết các từ đâu, nhưng nếu kiên trì thì phản xạ nghe của bạn sẽ tăng lên đáng kể.

2. Khi đi làm

Nếu bạn lái xe ôtô đi làm thì cũng có thể tranh thủ thời gian lái xe để cải thiện kĩ năng nghe qua CD. CD học tiếng Anh cho nhiều trình độ khác nhau có bán rất nhiều tại các hiệu sách để bạn chọn lựa. Còn nếu bạn đi xe buýt thì đơn giản hơn nhiều, chỉ cần tải các tài liệu nghe phù hợp trình độ bản thân vào smartphone của mình rồi cắm tai nghe vào và... học thôi.
Nếu bạn cho rằng học tiếng Anh trong lúc trên đường tới chỗ làm không hiệu quả hoặc khiến bạn xao nhãng việc lái xe hay đơn giản là mới bắt đầu ngày mới bạn chưa có “tâm trí” để học hành thì hãy thử cách nhẹ nhàng hơn là nghe nhạc bằng tiếng Anh.

3. Tại chốn công sở

Tại đây bạn có thể tra cứu các thông tin phục vụ công việc bằng tiếng anh, đọc các bản tin quốc tế hay viết email,..., bạn cần làm quen dần với việc gửi những email nội bộ bằng tiếng Anh với những nội dung giao tiếp đơn giản nhưng quan trọng là bạn truyền tải được đúng thông tin và người nhận hiểu được ý bạn muốn nói là gì. Bước đầu chỉ cần như vậy là đủ, sau khi đã quen hơn thì sẽ tiến tới học viết những nội dung phức tạp hơn. Bạn cũng có thể sử dụng các mẫu câu giao tiếp đơn giản để nói chuyện, trao đổi với đồng nghiệp.

Tận dụng thời gian nghỉ trưa, bạn có thể vừa học vừa chơi
Tận dụng thời gian nghỉ trưa, bạn có thể vừa học vừa chơi

4. Giờ nghỉ trưa

Giờ nghỉ trưa cũng là thời gian lý tưởng để bạn “vừa học vừa chơi”. Bạn có thể tìm các thông tin mình yêu thích bằng tiếng anh, sử dụng tiếng anh cho facebook, yahoo,... hoặc tán gẫu những câu đơn giản cùng đồng nghiệp. Với tâm trạng thoải mái thì hẳn việc học tiếng anh của bạn sẽ nhẹ nhàng hơn đúng không? Đây có lẽ là cách dễ chịu nhất giúp tiết kiệm thời gian học tiếng Anh hiệu quả cho người đi làm.

5. Sau giờ làm

Thay vì ăn một cách thụ động như ngày thường, bạn có thể vừa ăn vừa học và ghi nhớ những món bạn ăn bằng tiếng Anh. Có thể áp dụng luôn cho cả 3 bữa ăn trong ngày. Khi đi chợ hay mua sắm, hãy lên danh sách những đồ bạn cần mua bằng tiếng Anh và cố ghi nhớ. Lần một lần hai có thể không nhớ luôn nhưng cứ lặp đi lặp lại việc đó chắc chắn sẽ có hiệu quả. Ngay cả lúc đang nấu ăn, lau dọn nhà cửa thậm chí là khi tắm bạn cũng có thể nghe tiếng anh. Bạn có thể nghe nhạc để giải tỏa mọi áp lực sau một ngày làm việc căng thẳng cũng có thể nghe các bản tin thời sự nước ngoài, cập nhật thông tin quốc tế,... Sau đó hãy lặp lại những gì nghe được để ngữ điệu nói được tự nhiên hơn.
Trên đây là một số phương pháp đơn giản giúp tiết kiệm thời gian học tiếng anh hiệu quả cho người đi làm, vậy bạn đã tìm được cho mình phương pháp nào phù hợp chưa? Rồi thì hãy thực hiện ngay nhé vì việc học tiếng anh là cả một quá trình rèn luyện, cũng giống như muốn khỏe mạnh bạn cần tập thể dục mỗi ngày thì muốn thành thạo được tiếng anh bạn cũng cần chăm chỉ mỗi ngày đều đặn.
>> Nguồn: ST

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2018

Người thành công không bao giờ nói những điều này


Từ hành động và lời nói, chúng ta có thể nhận ra một người có thành công hay không. Và dưới đây là những điều người thành công không bao giờ nói, theo trang Business Insider.



Có những lời nói bị coi là "kiêng kị" đối với người thành công
Có những lời nói bị coi là "kiêng kị" đối với người thành công


Có rất nhiều điểm chung liên kết những người thành công lại với nhau, một trong số đó là cách họ trưởng thành trong cuộc hành trình tới đích. Steve Siebold, tác giả cuốn sách “How Rich People Think” (Cách người giàu suy nghĩ), đã phỏng vấn hơn 1.000 triệu phú trong suốt 3 thập kỷ để tìm hiểu xem điều gì đã dẫn họ tới thành công và giàu có. Câu trả lời Steve có được khá đơn giản: dù sinh ra ở đâu, hoàn cảnh thế nào thì chính cách suy nghĩ mới là yếu tố giúp họ đạt được mục tiêu. Theo Business Insider, dưới đây là 7 câu người thành công không bao giờ nói bởi nó đi ngược lại hoàn toàn với thái độ kiên cường, không gì ngăn cản được của họ.



1. “Tôi ghét công việc này”


Một điều đáng ngưỡng mộ ở những người thành công đó là họ không bao giờ quá ngoan cố trong công việc hay nơi làm việc, bất kể họ đang làm gì và tại thời điểm nào. Ngay cả khi đang ở trong “thế bí”, không được thoải mái hoặc làm việc giữa những người tiêu cực thì họ vẫn không bao giờ nói “Tôi chán ghét công ty này” hoặc “Sếp tôi là một gã tồi”.

Những điều tiêu cực sẽ chỉ kéo bạn lại, khiến bạn chậm đi trong quá trình chinh phục thành công mà thôi. Thay vì chê bai hay phàn nàn về một ai đó, về công việc hay công ty, một người thành công sẽ tìm cách giải quyết vấn đề, làm nó tốt nhất có thể.

2. “Thật không công bằng”


Đồng nghiệp, thậm chí là đối thủ của bạn nhận được một giải thưởng hay lời khen nào đó mà bạn thì không, trong khi bạn chăm chỉ và làm việc hiệu quả hơn nhiều? Cuộc sống vốn không công bằng, người thành công hiểu điều này, vì thế, họ sẽ không than thở thêm về nó, cũng như không thốt lên “Tôi xứng đáng hơn” trong trường hợp nói trên.

Thành công không phải một món quà ai đó mang tới tặng bạn, bạn phải làm việc, phải nỗ lực để đạt được nó và thể hiện rằng mình xứng đáng với nó.

Thành công không phải một món quà ai đó mang tới tặng bạn, bạn phải làm việc, phải nỗ lực để đạt được nó và thể hiện rằng mình xứng đáng với nó. Thay vì phàn nàn, hãy tập quen với những bất công trong cuộc sống và nếu thực sự nghĩ mình đáng có được điều gì đó, hãy chứng minh bằng hành động và những luận điểm chặt chẽ để không ai có thể bác bỏ.

 3. “Đó không phải là cách làm ở đây”


Đổi mới là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt là với những người muốn thành công. Bạn phải học cách suy nghĩ khác biệt, sáng tạo trong cách làm và chấp nhận, làm quen với sự thay đổi trong công việc. Chẳng ai làm được gì lớn lao nếu cứ đứng ì một chỗ mà không thử điều gì mới mẻ. Những người thành công sẽ học cách thích nghi để thay đổi chứ không thốt lên “Chúng tôi vẫn hay làm theo cách này”. Steve Jobs cũng từng nói: “Sự đổi mới giúp phân biệt giữa một nhà lãnh đạo và một kẻ theo đuôi”.


4. “Đó chẳng phải việc của tôi”


Tương tự với nó là “Đây không phải vấn đề của tôi” hay “Tôi không được trả tiền để làm việc này”. Có một quy tắc lớn mà những người thành công luôn làm theo, đó là: Nếu bạn thực sự thành công, bạn sẽ giúp người khác thành công theo. Vấn đề này có thể lấy ví dụ từ Warren Buffet, tỷ phú giàu thứ 3 thế giới. Ông từng nói: “Một người được ngồi trong bóng mát ngày hôm nay vì có người khác đã trồng cây trước đó rất lâu”. Tinh thần đồng đội giúp bạn tiến tới thành công gần hơn, bạn sẽ không bao giờ có thể thành công trong đơn độc. Vì thế, hãy giúp đỡ và nhận sự giúp đỡ.

Ranh giới hay giới hạn chỉ là sản phẩm của trí óc và do chính chúng ta đặt ra
Ranh giới hay giới hạn chỉ là sản phẩm của trí óc và do chính chúng ta đặt ra

5. “Điều đó là không thể”


Những người thành công luôn biết rằng, ranh giới hay giới hạn chỉ là sản phẩm của trí óc và do chính chúng ta đặt ra. Vì thế, đừng để nó ngăn cản bước đường tới thành công. Chướng ngại có thể xem là cơ hội để bạn vận dụng sự sáng tạo và vượt qua nó. Những từ tiêu cực như “không thể”, “không được” sẽ chẳng bao giờ được thốt ra từ miệng những người thành công.

6. “Tôi đã có thể làm điều đó”


Hối tiếc là cảm giác tồi tệ nhất mỗi cá nhân đều phải trải qua trong suốt cuộc đời mình, nhất là khi họ “đã có thể” làm gì đó để không phải hối hận nhưng cuối cùng lại từ bỏ. Tuy nhiên, những người thành công sẽ luôn tìm cách hạn chế đến mức tối thiểu việc đó, họ không cho phép mình được hối hận. Điều này có 2 lý do: một là họ nắm lấy cơ hội, làm đủ mọi cách bất chấp rủi ro để vượt qua, hai là họ bỏ qua và tìm cho mình một cơ hội khác. Hối tiếc sẽ chẳng bao giờ giúp ích được bất cứ ai.

7. “Tôi không có sự lựa chọn nào khác”


Luôn luôn có những lựa chọn và cơ hội trong tầm tay với, và người thành công biết cách tạo ra chúng để bản thân họ không rơi vào bế tắc. Nói rằng mình không còn lựa chọn nào chẳng khác gì đẩy bản thân vào thế bị động, trở thành nạn nhân của hoàn cảnh.

Theo Nguyễn Bình (Business Insider) (Dân Việt)

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018

7 chuẩn mực giao tiếp trong công việc


Học hỏi các chuẩn mực giao tiếp trong công việc chính là điều đầu tiên bạn cần nắm để hòa nhập tốt hơn vào môi trường làm việc của mình.

Nắm được những chuẩn mực giao tiếp sẽ giúp bạn hòa nhập với môi trường làm việc tốt hơn



Nguyên tắc đầu tiên cốt lõi bạn cần nắm chính là xây dựng niềm tin và sự tôn trọng với các đồng nghiệp. Khi này, mọi cuộc trò chuyện, trao đổi xoay quanh công việc hay chỉ đơn giản là chia sẻ thêm về bản thân mới đem lại sự gắn kết thực sự giữa mọi người với nhau. Ngoài ra, tuân thủ các nguyên tắc sau đây sẽ giúp bạn giao tiếp tốt hơn nơi làm việc của mình:

1. Lễ phép, lịch sự nhưng không xu nịnh

Nhiều người bước vào môi trường làm viết hết sức bỡ ngỡ và không biết phải nói chuyện như thế nào để tạo ấn tượng tốt trong lòng người khác. Cách tốt nhất là hãy lịch sự với tất cả mọi người, từ cấp trên hay người có vị trí thấp hơn bạn. Hạn chế đưa ra lời chê bai, song khen ngợi thái quá cũng không phải là một cách hay ho. Chỉ nên khen ngợi một người đúng lúc, đúng thời điểm, đúng chỗ cần khen. Ở nơi công sở, nên khen về chuyên môn, tính cách, khả năng làm việc hơn là khen về vẻ bề ngoài, cách ăn mặc của một người. Những lời khen về bề ngoài rất hời hợt và nếu lạm dụng, bạn dễ bị đánh giá là đang xu nịnh họ.

2. Đừng đem định kiến cá nhân đánh giá lời nói của người khác

Đôi khi, bạn sẽ ghét một đồng nghiệp vì tính xấu nào đó của anh ta. Nhưng điều đó không có nghĩa là mọi lời anh ta nói ra đều đáng bị lên án, bác bỏ. Bạn nên khách quan trong việc đánh giá ý kiến của đồng nghiệp, đừng để cảm xúc cá nhân lấn át. Cũng có người năng lực chỉ tầm trung nhưng đôi khi lại đưa ra những ý kiến đáng giá. Hãy vui vẻ tiếp thu và nhờ họ hướng dẫn thêm về những vấn đề khác trong công việc. Như vậy bạn mới được tôn trọng và tin tưởng trong mắt người khác.
Ngoài ra, bạn cũng không nên để chuyện riêng lấn át sang công việc. Nếu bạn có tình cảm với một đồng nghiệp nào đó, hãy lưu ý vì sự thiên vị của bạn có thể gây ra văn hóa không tốt trong môi trường công sở.

3. Đặt câu hỏi tại sao cho những nhiệm vụ bất thường của sếp


Thỉnh thoảng cấp trên sẽ giao cho bạn những việc nằm ngoài chuyên môn của bạn hoặc ngoài kế hoạch chung của công ty. Thay vì răm rắp làm theo, hãy chủ động nhờ sếp giải thích lý do bạn cần làm việc đó nếu bạn thực sự không biết nguyên nhân. Điều này sẽ khiến cấp trên đánh giá bạn cao hơn vì thấy được sự chủ động trong công việc của bạn.

4. Luôn lắng nghe đồng nghiệp

Môi trường làm việc là môi trường ai cũng muốn thể hiện mình, đặc biệt là những người có tinh thần cầu tiến. Dù sao đi nữa, hãy học cách lắng nghe trước khi học cách thể hiện. Sự lắng nghe và chia sẻ chân thành của bạn sẽ được chào đón hơn là một kẻ suốt ngày chỉ ba hoa về chuyện của mình và ngắt lời bất kỳ ai đang nói. Cách ứng xử này cực kỳ không tốt nơi công sở nhưng tiếc thay, có nhiều người lại mắc phải.

5. Đặt lịch hẹn gặp mặt

Đã là môi trường của công việc, chắc hẳn chẳng có ai rỗi rãi cả ngày để chờ nói chuyện với bạn. Vì vậy, trước khi muốn trao đổi chuyện gì đó, hãy gửi email hoặc nói trước với họ. Nếu cuộc trao đổi của bạn sẽ kéo dài, nên thông báo trước cho họ một khoảng thời gian vừa đủ để họ thu xếp. Dù họ không phải là người quá bận rộn nhưng cách hẹn này sẽ khiến bạn được đánh giá cao hơn và đồng nghiệp cũng cảm thấy thời gian của họ được coi trọng.
Đặc biệt nếu bạn là cấp trên, bạn cũng cần tuân theo nguyên tắc này vì nó thể hiện tính dân chủ của người lãnh đạo.

6. Không đem muộn phiền ở nhà vào nơi làm việc

Rất nhiều người, đặc biệt là người đã lập gia đình, thường tâm trạng bị ảnh hưởng nhiều từ chuyện gia đình. Dù bạn đang gặp rắc rối gì, muộn phiền như thế nào, đừng đem nỗi bực dọc đến nơi làm việc. Các đồng nghiệp của bạn không có nghĩa vụ phải gánh chịu sự bực dọc của bạn. Bạn có thể chia sẻ, kể lể với họ, nhưng tuyệt đối không “giận cá chém thớt” khiến người khác bực mình lây từ bạn.

7. Mềm mỏng trong ứng xử và quyết đoán trong công việc

Khi trò chuyện xã giao bình thường, bạn có thể mềm mỏng và nhường nhịn đồng nghiệp nhưng trong công việc, hãy thể hiện năng lực của bạn bằng các nhận định rõ ràng, đúng đắn. Không nhất thiết bạn phải ăn thua với đồng nghiệp khi thảo luận về công việc, chỉ cần bạn tỏ rõ lập trường, quan điểm đúng đắn của mình – đó mới là biểu hiện của người có năng lực. Dĩ nhiên, nếu bạn sai thì cũng đừng ngại tiếp thu ý kiến của người khác nhé.

Trên đây chỉ là một số nguyên tắc cơ bản khi giao tiếp nơi làm việc. Bạn sẽ phải va chạm, học hỏi nhiều thì mới thực sự thành thạo kỹ năng này. Với những ai mới đi làm, đừng quá sợ hãi hay e dè quá mức, cứ tự tin lên và thân thiện với tất cả mọi người, bạn sẽ được yêu mến!
>> Nguồn: Sưu tầm

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2018

Văn hóa giao tiếp qua E.mail


Ngày nay, internet được xem như là công cụ giao tiếp kinh doanh chính nên e.mail sẽ là phương tiện trao đổi chủ yếu trong công việc. Vì vậy việc giao tiếp qua e.mail nên chú ý các nội dung sau:

Văn hóa giao tiếp qua Email thể hiện sự chuyên nghiệp của mỗi người

1. Tiêu đề

Mỗi ngày chúng ta nhận được rất nhiều e.mail, vì vậy tiêu đề là yếu tố quan trọng nếu bạn muốn e.mail của mình nhanh chóng được đọc. Đa số chúng ta thường không nhận ra được tầm quan trọng của tiêu đề trong e.mail, nên thường có thói quen đặt tiêu đề cho có. Rất nhiều trường hợp còn để tiêu đề trống, điều này sẽ khiến người nhận cảm thấy khó chịu. Một tiêu đề thư nên ngắn gọn, thông báo chính xác nội dung của e.mail. Nếu e.mail bạn gửi mang tính định kỳ, chẳng hạn như báo cáo hàng tuần, bạn nên ghi thêm ngày tháng gửi trong tiêu đề. Tiêu đề nên viết không dấu và không có các ký tự lạ để tránh trường hợp người nhận không đọc được. Ngoài ra, bạn cũng cần phải thay đổi tiêu đề cho phù hợp với từng nội dung, để người nhận không bị nhầm lẫn giữa mail cũ và mail mới nếu nội dung đó có thay đổi, chỉnh sửa.

2. Cấu trúc email


Một e.mail luôn được xây dựng trên 3 phần chính cho dù dài hay ngắn.
- Lời chào mở đầu: thể hiện sự tôn trọng của bạn với người nhận mail, ngoài ra nó cũng là một phép lịch sự. Ví dụ: Dear anh/ chị…!, Xin chào anh/chị..., Thân gửi anh/chị…

- Nội dung: Nội dung email nhắc đến vấn đề mà bạn muốn trao đổi và đưa ra ý kiến, đề nghị của mình. Nội dung email cần ngắn gọn, cô đọng, chia làm nhiều đoạn, trong mỗi đoạn nên giới hạn một vài câu. Nếu có nhiều vấn đề cần trao đổi thì nên trình bày theo cách đánh số thứ tự hoặc xuống dòng cho từng vấn đề. Luôn kiểm tra chính tả và ngữ pháp để chắc chắn nội dung email của bạn được soạn thảo chính xác nhất, nếu không người nhận sẽ cho rằng bạn không quan tâm và thiếu tôn trọng họ hoặc có thể người đọc sẽ đặt câu hỏi về trình độ và sự nghiêm túc của bạn.
- Kết thúc: Cuối mail sẽ là câu kết và cảm ơn họ đã quan tâm hoặc dành thời gian đọc mail, đồng thời mong sự phản hồi từ người nhận. Luôn kết thúc email bằng một câu chào hay lời chúc. Ví dụ: “Regards” hoặc “Your faithfully” hoặc Thân mến; Chúc bạn một ngày tốt đẹp…

3. Chữ ký

Chữ ký giúp bạn tạo điều kiện thuận lợi cho người nhận mail trong việc phản hồi. Luôn kết thúc email với tên, chức vụ và các thông tin liên lạc như địa chỉ email, số điện thoại (kể cả email và số điện thoại nội bộ), fax, địa chỉ cơ quan.

4. Điền email của người nhận sau cùng

Kinh nghiệm cho thấy, bạn nên để địa chỉ email của người nhận điền sau cùng, trước khi nhấn gửi, hãy kiểm tra cẩn thận tất cả các nội dung, bao gồm chính tả, ngữ pháp, chấm câu. Kiểm tra xem bạn đã nói rõ những nội dung cần nói? Giọng điệu email của bạn ra sao? Bạn đã đính kèm tài liệu muốn gửi chưa? Nếu bạn điền địa chỉ người nhận đầu tiên, một sơ sót nào đó sẽ khiến lá thư của bạn được gửi đi khi chưa hoàn thành và bạn sẽ không bao giờ có thể lấy lại được.

5. Trả lời mail

Nếu bạn nhận được một e.mail và cần phải trả lời nhưng bạn chưa có thời gian, hãy gửi một e.mail cho người gửi, thông báo bạn đã nhận được e.mail của họ, đồng thời cho biết thời gian bạn sẽ trả lời một cách chính thức. Khi không thể check mail trong một ngày hay nhiều hơn, bạn nên thiết lập chế độ gửi e.mail trả lời tự động để thông báo bạn tạm thời không có trong văn phòng.

6. Thận trọng với các file đính kèm

Mở file đính kèm là một trong những điều mà đa số người nhận mail không thích, nên đừng gửi thư có file đính kèm cho những người mà bạn không quen biết vì nhiều khả năng thư sẽ bị xóa, vì người nhận sợ đó là những file có chứa virus. Hơn nữa, những file gửi kèm với dung lượng lớn cần nhiều thời gian để tải về. Vì vậy, hãy nén những file có dung lượng lớn, đặc biệt là những file ảnh. Trừ những trường hợp cần thiết hãy gửi file đính kèm. Tốt nhất hãy dán nội dung thẳng vào email.

7. Luôn cân nhắc các chức năng khi gửi email

Bạn có thể gửi email cho mọi người bằng cách điền địa chỉ e.mail của họ vào một trong 3 phần: To, Cc và Bcc. Tuy nhiên, mỗi phần này đều mang một ý nghĩa khác nhau, do đó, hãy cẩn thận khi điền địa chỉ e.mail người nhận. Tương tự, hãy để ý xem địa chỉ e.mail của mình nằm ở đâu khi nhận được e.mail từ người khác.

+ To: E.mail này gửi trực tiếp cho người nhận, người nhận đóng vai trò chính trong việc xử lý thông tin. Người gửi mong đợi phản hồi từ người nhận.
+ Cc: Người gửi muốn người nhận biết thông tin này. Người nhận không cần thiết phải trả lời hoặc xử lý những vấn đề được nhắc tới trong nội dung email.
+ Bcc: Người gửi muốn người nhận biết thông tin này một cách bí mật. Trong trường hợp người nhận muốn đóng góp ý kiến hay phản hồi, không nên click “Reply to all”. Tương tự, bạn cũng nên cân nhắc khi nhấn các nút “Reply”, “Reply to all”, “Forward” trong email. Đừng forward lại mail mình đã nhận đến một người khác khi mà chưa có sự đồng ý của người gửi. Như vậy, vô tình các thông tin bảo mật bị lan truyền rộng rãi vì hành động vô ý của bạn. Chỉ nên chép và dán những thông tin cần thiết vào trong một bức thư mới. Đừng “reply to all” khi bạn chỉ muốn trả lời thư cho một người trong danh sách những người được nhận.

Để email của bạn được đón nhận tốt, nên:
- Background luôn luôn trắng, tuyệt đối không sử dụng background màu mè.
- Chỉ dùng màu mực đen hoặc xanh đậm.
- Chỉ dùng những font chữ Unicode thông dụng như Arial, Time New Roman, Tahoma.
- Không dùng chức năng tô đậm (bold) và viết chữ in hoa (ABC) cho toàn bức thư.
- Không dùng ngôn ngữ @, từ lóng hoặc viết tắt trong email.
- Địa chỉ email ngắn gọn. Tránh lấy những địa chỉ email phản cảm, thiếu chuyên nghiệp.
- Luôn kiểm tra chính tả trước khi gửi mail.
>> Nguồn: http://sesanhpc.vn

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2018

Kỹ năng giải tỏa stress, cân bằng học tập với các hoạt động khác

Hãy cùng tìm hiểu cách làm thế nào để giải tỏa những cẳng thẳng, mệt mỏi, stress đến từ nhiều khía cạnh để có thể cân bằng học tập với các hoạt động khác qua bài viết dưới đây ngay nhé.

Stress khiến bạn không thể tập trung vào học tập cũng như các công việc khác

Stress là gì?

Stress là phản ứng của cơ thể cho thấy hệ thần kinh đang ở trong tình trạng căng thẳng. Tác dụng của stress là báo động sự quá tải của hệ thần kinh cũng như của cơ thể để cơ thể có những phản ứng lấy lại cân bằng. Tự bản thân nó, stress không gây hại mà nó như là một trong số cơ chế bảo vệ chúng ta, nhắc chúng ta phải nghỉ ngơi. Một cách tự nhiên, stress có tính chu kỳ đối với mỗi người và thông thường là cơ thể tự vượt qua nếu chúng ta không dồn thêm áp lực. Vấn đề là chúng ta ít khi chịu lắng nghe tiếng nói của cơ thể. Vì chúng ta không biết cách hoặc không chịu chăm sóc đúng cách khi bị stress, stress càng lan tỏa và tăng nặng thêm, có khi dẫn đến trầm cảm.
Các dấu hiệu có thể nhận thấy stress: mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, đau dạ dày, buồn nôn, chán ăn hoặc ăn nhiều hơn, nổi mề đay, bị bệnh thông thường nhưng chữa lâu hết, mất hứng thú với các hoạt động, cáu gắt, lo lắng, mất tập trung, trở nên trì trệ,…Các triệu chứng này đến hoặc đột ngột rất nặng hoặc nhẹ nhưng kéo dài liên tục, không rõ nguyên nhân về thể chất.
Đối với các bạn sinh viên, một số nguyên nhân chung có thể gây stress đó là: do áp lực học tập, thi cử, các đợt thực tập, phải thích nghi với môi trường khác với thời học sinh, phải chủ động nhiều hơn trong học tập và các mặt của đời sống, tính cạnh tranh cao hơn, …
Giải tỏa stress là kỹ thuật giúp cơ thể vượt qua stress, lấy lại sự cân bằng của cơ thể, giúp hệ thần kinh khôi phục năng suất tư duy. Giải tỏa stress không có nghĩa là phá bỏ stress, mà đó là một chu trình vệ sinh tâm thần gọi là quản lý stress, bao gồm hiểu biết về stress, ngăn ngừa stress, nhận biết stress và tự chăm sóc khi bị stress.
Một kỹ năng quan trọng để ngăn ngừa và vượt qua stress, đó là biết cách sắp xếp hợp lý, cân bằng các hoạt động trong cuộc sống. Thế nào là hợp lý và cân bằng? Đó là khi bạn làm chủ và điều khiển được các hoạt động theo thứ tự ưu tiên về mục tiêu, tầm quan trọng, thời gian, nội dung, phương pháp. Đối với sinh viên, dĩ nhiên học tập hiệu quả là mục tiêu hàng đầu, bên cạnh đó là hoạt động thể dục thể thao, đi làm thêm, tham gia đội nhóm, giao lưu, một số nhiệm vụ với gia đình, và, chăm sóc cho tình yêu.

Làm chủ stress có thể giúp bạn:

  • ·        Sống khỏe mạnh, yêu bản thân.
  • ·        Có hứng thú và mục tiêu làm việc.
  • ·        Năng suất tư duy đạt hiệu quả, đỡ bị mất thời gian.
  • ·        Có sự linh hoạt để áp dụng các kỹ năng khác cho các hoạt động.
  • ·        Duy trì tốt các mối quan hệ.


Giải toả stress giúp bạn:

  • ·        Chủ động tiến hành công việc, ngăn ngừa sự quá tải.
  • ·        Làm việc có mục tiêu rõ ràng, tránh bị mất phương hướng.
  • ·        Duy trì tốt các mối quan hệ.
  • ·        Có thời gian chăm sóc bản thân.
  • ·        Các công việc được hoàn thành tốt, bạn sẽ đánh giá cao bản thân.
  • ·        Góp phần lớn thúc đẩy sự tự tin.
  • ·        Làm thế nào để làm chủ được stress – cân bằng cuộc sống?
  • ·        Đặt mục tiêu vừa sức, phù hợp thực tế (xem thêm Chuyên đề 8: Kỹ năng xác lập mục tiêu và tạo động lực học tập)
  • ·        Quản lý thời gian: lập kế hoạch cho năm, quý, tháng, tuần; lập thời gian biểu cho ngày. Làm việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi theo thời gian biểu đã lập
  • ·        Làm ngay những việc phát sinh có thể làm được, tránh để dồn việc.


Kỹ năng quản lý stress:

- Ngăn ngừa stress:

  • ·        Có chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ vitamin.
  • ·        Bảo đảm giấc ngủ.
  • ·        Chọn chơi một môn thể thao hoặc tập thể dục điều độ.
  • ·        Dành thời gian cho giải trí, gặp gỡ bạn bè.
  • ·        Tập làm chủ cảm xúc, hướng suy nghĩ đến những điều tích cực.
  • ·        Dự đoán trước những thời điểm có thể gây căng thẳng: thi cử, thực tập,


- Nhận biết stress:

  • ·        Không phớt lờ những triệu chứng khác lạ của cơ thể.
  • ·        Chấp nhận stress, xem stress như một phản ứng mang tác dụng tích cực.


- Tự chăm sóc để giải tỏa stress:


  •     Hạn chế thức uống có cồn. Bia rượu có thể đem lại cảm giác như giải tỏa được stress, nhưng lạm dụng chúng là một sự tàn phá sức khỏe.
  • ·        Có chế độ nghỉ ngơi, giải trí hợp lý.
  • ·        Tiếp tục vận dụng kỹ thuật làm chủ cảm xúc, hướng suy nghĩ đến những điều tích cực.
  • ·        Hạn chế phạm vi ảnh hưởng của vấn đề gây căng thẳng.
  • ·        Tìm người tin tưởng để trò chuyện.
  •  

 Kỹ năng cân bằng các hoạt động trong cuộc sống:

  • ·        Xác định rõ mức độ quan trọng của từng loại hoạt động đối với bản thân, biết chọn lọc hoạt động phù hợp. Muốn vậy, phải nhận thức rõ bản thân (biết mình muốn gì, cần gì, định hướng tương lai,…)
  • ·        Căn cứ trên thời khóa biểu và kế hoạch, tự nhắc việc để làm.
  • ·        Sử dụng tối đa các tính năng của phương tiện kỹ thuật (máy tính, điện thoại,…) cho sự hoàn thành công việc.
  • ·        Linh hoạt giải quyết vấn đề nhưng không dễ dàng thay đổi mục tiêu.
  • ·        Đối với những hoạt động tập thể, biết phân công hợp lý.
  • ·        Biết từ chối khi thấy lời đề nghị không phù hợp.

Trích "Cẩm nang những kỹ năng thực hành xã hội cần thiết cho sinh viên"

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018

Ghi chép thông minh giúp bạn học nhanh nhớ bền


Ngay cả trong thời đại công nghệ thông tin với sự phát triển vượt bậc của tin học văn phòng thì việc ghi chép thủ công bằng tay vẫn chứng tỏ được những ưu thế riêng không dễ gì thay thế được: ghi chép bằng tay giúp người viết có ấn tượng mạnh hơn từ đó mà nhớ lâu hơn; sử dụng bút viết- giấy mực tiện lợi ở mọi lúc mọi nơi hay việc ghi chép buộc người viết phải chủ động suy nghĩ trong quá trình tiếp nhận thông tin. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự biết áp dụng cách ghi chép thủ công một cách hiệu quả nhất!

Công việc ghi chép vẫn giữ những ưu thế nhất định và giúp ích cho bạn.


1. Câu thần chú vạn năng: ĐỪNG CHÉP HẾT- HÃY CHỌN LỌC.

Đầu tiên, không có một phương pháp ghi chú nào là hoàn hảo cho mọi trường hợp. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất mà bạn cần ghi nhớ là: ĐỪNG CHÉP HẾT- HÃY CHỌN LỌC.
Không nên:
·        Ghi chép toàn bộ nội dung nghe được/ thấy được.
·        Ghi chép lượng kiến thức quá lớn.

Nên:
·        Tóm tắt.
·        Tập trung vào ý chính.
·        Sử dụng các ký hiệu đầu dòng.
·        Sử dụng các từ viết tắt.
·        Để chừa khoảng trống phù hợp giữa các ghi chú
·        Ghi chú lại đầy đủ và cụ thế tiêu đề, tên tác giả, số trang… để có thể tìm lại sau này.
Có vô vàn những mô hình ghi chú phù hợp với phong cách và nhu cầu của bạn. Hãy cùng tìm hiểu 3 kiểu ghi chép phổ biến nhất.

Ghi chú dạng xương (Skeleton Prose)

Đây là kiểu ghi chú phổ biến nhất. Các thông tin được sắc xếp theo đoạn văn với các tiêu đề rõ ràng- phù hợp với sách/báo bởi các phần được đưa ra lần lượt và có sắp xếp theo thứ tự.
Kiểu ghi chú này có các ưu điểm như:
·        Cách ghi chép truyền thống, đặc biệt đối với các bạn trẻ Việt Nam.
·        Quá trình ghi chép khá dễ dàng và nhanh chóng vì đơn giản chỉ là lắng nghe một cách thụ động và chép lại.
Tuy nhiên kiểu ghi chú này lại có một số nhược điểm như:
·        Khó để thêm thắt hay chỉnh sửa.
·        Không chỉ ra được mối quan hệ giữa các phần khác nhau của bài.
·        Dễ rơi vào tình trạng đọc- chép thụ động.
·        Thường xuyên bị bạn bè xin xỏ mượn vở bởi quá đầy đủ và quá dễ hiểu.
Ghi chú dạng Cornell (Cornell Note Taking System)
Ghi chú theo kiểu Cornell như thế nào?

Trước bài giảng

Sử dụng vở kích cỡ A4.
Kẻ ô “Tổng hợp” ở cuối mỗi trang giấy.
Chia vở thành 2 phần theo chiều dọc, phần bên trái chiếm 2/3 trang.
Cột bên trái ghi tiêu đề: Từ khóa/ Câu hỏi.
Cột bên phải ghi tiêu đề: Ghi chú/ Chú ý.
Dưới cùng: Tổng hợp.
Chuẩn bị một vài ý tưởng/ câu hỏi cho bài học: nội dung khái quát của bài? Có tài liệu nào cần đọc trước?
Trong quá trình nghe giảng

Đến đúng giờ và chọn chỗ ngồi đẹp, dễ nhìn và yên tĩnh.
Ghi chú các thông tin vào cột bên phải. Lưu ý, đừng cố gắng ghi tất cả. những điều mà bạn nghe/ nhìn thấy, chỉ tập trung vào các ý kiễn quan trọng, những điều mâu thuẫn hay các dấu mốc thời gian…
Sử dụng từ viết tắt mọi lúc mọi nơi.
Để thừa khoảng trống giữa các ghi chú để có thể thêm bớt dễ dàng.

24 tiếng sau bài giảng

·        Đọc lại phần đã ghi chép. Thêm bớt bất cứ ý kiến nào ngay khi bạn vẫn còn ấn tượng và nhớ được nhiều về bài giảng đã qua.
·        Tóm tắt các ý chính ở ô Tóm tắt cuối mỗi cột.
·        Ghi những từ khóa (ở cột bên phải) theo dạng câu hỏi vào cột bên trái
·        Che phần cột bên phải và tự hỏi bản thân những câu hỏi ở cột bên trái để đánh giá xem bạn trả lời được bao nhiều phần trăm.
·        Thêm thắt các yếu tố như: hightlight, đánh dấu sao, dấu đầu dòng,… sao cho bạn ấn tượng với phần ghi chú nhất có thể.
Đây là một dạng ghi chú được tổ chức bài bản, rõ ràng, dễ xem lại và rất linh động khi thêm bớt:
·        Phù hợp để tổng hợp các từ khóa chính.
·        Đặc biệt hiệu quả khi ghi chép các bài giảng trên lớp.
·        Buộc bạn phải ghi chép một cách chủ động nên sẽ nhớ bài lâu hơn.
·        Là cách học “thần thánh” mỗi mùa ôn thi.
Tuy nhiên cũng giống như Ghi chú dạng xương thì dạng ghi chú này cũng có những nhược điểm riêng mà bạn cần lưu tâm trước khi gắn bó với nó:
-     Đòi hỏi nhiều thời gian chuẩn bị trước và sau bài giảng.
-     Kẻ lề là yếu tố tiên quyết của phương pháp này. Bạn sẽ phải mất một thời gian đầu để làm quen với bố cục vở như thế này. Đôi khi sẽ có những trang mà lượng thông tin không đều ở cả 2 cột. Nhưng một khi đã quen thì đây là một phương pháp đơn giản mà hiệu quả cho mọi đối tượng.

Ghi chú dạng Sơ đồ tư duy (Spidergrams, Mind Maps and Concept Maps)

Sơ đồ tư duy là cách ghi chú và lưu trữ thông tin theo dạng bảng biểu trên giấy không dòng kẻ. Cách đơn giản nhất để tạo một sơ đồ tư duy là bắt đầu từ chính giữa trang giấy với tiêu đề lớn nhất- quan trọng nhất và từ đó tỏa ra các nhánh, từ các nhánh nhỏ này lại tiếp tục những nhánh khác nhỏ hơn.
Cách ghi chú này đã chứng tỏ được nhiều công dụng thần kỳ:
·        Cho phép bạn thấy một lượng lớn thông tin chỉ trong 1 trang giấy
·        Từ khóa quan trọng nhất luôn nổi bật ở giữa trang
·        Thấy được sự kết nối giữa các ý
·        Dễ dàng thêm bớt thông tin
Tuy nhiên, một vài người cho rằng Sơ đồ tư duy khó sử dụng khi bản thân họ không biết trước được cấu trúc bài giảng của thầy cô giáo. Vì vậy mà có lẽ phương pháp này sẽ phát huy hiệu quả cao hơn khi dùng để ôn tập, tổng hợp lại các kiến thức đã học. Bên cạnh đó, Sơ đồ tư duy là một phương pháp tuyệt vời để brainstorm hay tổ chức các ý khi viết một bài luận.
Ngoài các phương pháp trên thì còn có rất nhiều cách ghi chép mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên đây là 3 cách phổ biến nhất. Chỉ cần bạn hiểu rõ và vận dụng một cách khéo léo 3 cách ghi chép này thì đến Microsoft Office cũng chỉ là lựa chọn thứ 2

2. Ghi chú trong hai trường hợp phổ biến nhất

Bên cạnh việc tìm hiểu các cách ghi chú thì bạn cũng nên lưu tâm đến việc linh động sử dụng các cách này trong các trường hợp khác nhau. Sau đây là 2 trường hợp tiêu biểu nhất cùng những lưu ý để bạn có thể phát huy tối đa hiệu quả của việc ghi chép bằng tay.

Ghi chú từ tài liệu in sẵn

Hãy tỉnh táo và chọn lọc. Bắt đầu bằng việc đọc lướt nội dung và mục lục của tài liệu để tìm ra những phần thông tin nào là có ích. Đừng tham lam đọc tất cả những tài liệu mà bạn tìm được.
Khi bạn ghi chép lại các ý chính:

Ghi lại các từ khóa

·        Nếu tài liệu thuộc sở hữu của bạn, hãy gạch chân, tô màu các ý chính
·        Làm cho phần ghi chú thêm sinh động bằng các nhận xét, suy nghĩ của chính bản thân bạn
·        Ghi lại các ý tưởng của riêng bạn để:
·        Giữ thế chủ động khi tiếp nhận thông tin
·        Dễ dàng cho việc ôn tập bởi đó là suy nghĩ- ngôn từ của riêng bạn
·        Hạn chế việc đạo văn
·        Đọc lại phần thông tin đã ghi chép ngay sau khi thực hiện xong để thực sự hiểu và kiểm tra lại độ chính xác của thông tin
·        Hãy chủ động ghi lại những câu hỏi, mâu thuẫn với tài liệu để tham khảo thêm ở những nguồn thông tin khác.

Ghi chú từ các bài giảng hay bài trình chiếu

·        Hãy tới đúng giờ! Bởi ở đầu mỗi bài giảng thường có phần giới thiệu khái quát nội dung và mục lục- điều này giúp bạn có một cái nhìn tổng quát trước khi đi vào chi tiết.
·        Hãy lắng nghe một cách chủ động. Bởi bạn càng suy nghĩ về thông tin nhận được bao nhiêu thì bạn càng hiểu và nhớ được chúng bấy nhiêu ngay cả trong một thời gian dài và với khối lượng lớn.
·        Hiểu phong cách làm việc của thầy cô. Có những thầy cô sẽ khái quát nội dung ở đầu bài giảng, hay tóm tắt ý chính ở cuối hoặc có những tài liệu đọc thêm. Bạn cần nắm rõ tất cả điều này để chủ động trong việc tiếp nhận thông tin.
·        Xem lại bài đã ghi ngay sau buổi học và liên kết chúng với những bài trước. ĐIều này sẽ giúp bạn khắc sâu một lần nữa thông tin vào trí nhớ.
Tổng kết lại thì dù trong trường hợp nào thì bạn cũng cần tự đặt cho mình câu hỏi: phương pháp ghi chú này có giúp tôi hào hứng trong việc đọc và học hơn không? Bên cạnh đó, bạn cũng cần giữ thế chủ động trong việc tiếp nhận và chọn lọc thông tin để ghi chép một cách rõ ràng, mạch lạc và có hiệu quả.

3. Công đoạn cuối cùng để Học lâu nhớ bền: Sắp xếp các ghi chú

Ngay cả khi bạn đã có cho mình bản ghi ưng ý nhất thì cũng vẫn chưa đủ. Thêm một công đọạn quan trọng nữa cần làm là sắp xếp những ghi chú này một cách có hệ thống. ĐIều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn trong việc tìm và ôn lại bài cũ.
Những điều quan trọng cần nhớ:
·        Mỗi môn sử dụng một cặp file riêng
·        Trong mỗi môn lại phân thành các bài nhỏ
·        Với mỗi môn chỉ sử dụng một quyển vở để tránh nhầm lẫn và thống nhất thông tin
Đặc biệt, các bạn sinh viên thường có xu hướng dùng một quyển vở “vạn năng” cho tất cả các môn học. Điều này là tuyệt đối không nên bởi sự bừa bãi trong ghi chép sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong việc ôn tập. Đây chỉ là một cách đối phó khi lười học. Còn nếu thực sự cố gắng thì hẳn bạn sẽ tự ý thức và chọn cho mình một cách ghi chú hiệu quả dù là bằng tay hay sử dụng Microsoft Office.
Kết lại, mỗi người đều có một cách lưu trữ thông tin riêng phù hợp với sở thích và khả năng. Tuy nhiều, hai yếu tố quan trọng nhất của việc ghi chép thủ công bằng tay là: chủ động và rõ ràng. Nếu áp dụng tốt hai điều này thì việc ghi chép và ghi nhớ khối lượng lớn thông tin sẽ không còn là vấn đề khó nhằn nữa.
>> Nguồn: ybox

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2018

4 cách tối ưu hóa môi trường học tập của bạn


Đến bây giờ hầu hết chúng ta đều nhận thức được chất lượng của việc học phụ thuộc vào một số các yếu tố khác nhau, một số chúng dễ kiểm soát hơn một số khác. Càng tìm hiểu tại sao và bằng cách nào những việc hằng ngày có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu thông tin để ghi nhớ, chúng ta sẽ càng học tập hiệu quả hơn.

Một nghiên cứu về sự phát triển của cơ thể cho thấy ngay cả những yếu tố có vẻ không quan trọng ví dụ như ánh sáng tự nhiên, loại tiếng ồn xung quanh, và thời gian chúng ta học trong ngày có thể tác động lớn lên năng suất và việc học của chúng ta hơn những gì chúng ta từng tưởng tượng. Sau đây là một số căn cứ mà chúng ta đã biết cho đến nay

Môi trường học tập tốt sẽ giúp bạn học tập hiệu quả hơn.

I. Học ở đâu và khi nào?

Bạn có bao giờ để ý rằng bạn cảm thấy sắt bén và minh mẩn hơn khi bạn học vào buổi sang? Hay có thể bạn có xu hướng cảm thấy chậm chạp vào thời gian học lúc sáng sớm và thích học sau buổi trưa, hay vào nửa đêm. Nghiên cứu chỉ ra rằng, nhìn chung, các quá trình nhận thức của chúng ta mạnh nhất vào giữa ngày, khi khả năng ghi nhớ thông tin mới có vẻ chùn xuống vào sáng sớm hay trời về chiều. Tuy nhiên, trong khi một số người có thể làm việc tốt nhất vào giữa ngày, một nghiên cứu được thực hiện gần đây bởi các nhà nghiên cứu thuộc Đại học California Berkeley và North-eastern Illinois tìm ra rằng hầu hết chúng ta có thể có năng suất cao nhất và nhạy bén nhất vào các thời gian khác nhau trong ngày.
Các nhà nghiên thấy rằng những học sinh có thời khóa biểu không đồng bộ với “đồng hồ sinh học” học tập kém hơn sơ với những người có thể sắp xếp thời khóa biểu xung quanh thời gian tỉnh táo bình thường của họ. Hiểu được việc này, các nhà nghiên cứu giải thích rằng những khoảng thời gian chúng ta minh mẩn nhất khác so với thời gian chúng ta học và hiệu suất của việc học có thể chịu ảnh hưởng.
Vậy chúng ta có thể làm gì để sử dụng tối đa thời gian minh mẩn trong ngày? Đầu tiên, bạn cần biết thời gian nào trong ngày bạn nhạy bén và có khả năng học tốt nhất. Nếu bạn không chắc về vấn đề này, hãy bắt đầu ghi chép lại một lịch học để theo dõi khi nào bạn cảm thấy minh mẩn và học tập hiệu quả cùng và khi nào bạn bị phân tâm hay buồn ngủ. Khi bạn đã hiểu hơn về nhịp sinh học của bạn, bạn có thể cố gắng để thay đổi thời gian học xung quanh những khoảng thời gian này trong ngày.
Một yếu tố khác có thể có tác động lớn lên khả năng học tập là môi trường bạn học. Nhiều nghiên cứu đã tìm ra rằng môi trường xung quanh có thể ảnh hưởng đến cách bạn suy nghĩ và học, vì thế có lí do để tối ưu hóa môi trường học tập để học được nhiều nhất có thể trong mỗi lần học.
Cùng với điều này, đây là một số những điều quan trọng nhất bạn có thể ứng dụng để làm cho môi trường xung quanh có lợi cho việc học hơn.

II. Môi trường tốt nhất để học

1. Tiếng động xung quanh và nhạc

Bạn thích học trong khi nghe nhạc hay là trong sự yên lặng tuyệt đối? hay có thể bạn thích học trong không khí bận rộn của một quán cà phê. Dù sở thích cá nhân của bạn có thể là gì, nghiên cứu đưa ra rằng có những lúc cần sử dụngđến tiếng động và nhạc nền và có lúc cần có một không gian yên tĩnh cho các buổi học.
Tiếng động hỏ trong nhà hay ở trường học có thể gây gián đoạn sự tâp trung và liên tục hứng chịu nó có thể gây ra sự phóng thích Cortisol. Có quá nhiều Cortisal có thể làm suy nhược chức năng trong vỏ não trước, là khu vực của não điều chỉnh chức năng điều hành như lên kế hoạch, lí luận và kiểm soát xung động.
Nên nếu như tiếng động xung quanh hay âm nhạc gây phân tâm cho bạn hay làm bạn căng thẳng trong khi bạn đang cố học, nó sẽ có tác động xấu quyết định dến việc học của bạn. Mặt khác, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tiếng động nhỏ và một số loại âm nhạc có thể giúp bạn tập trung.
Một nghiên cứu bởi các nhà nghiên cứu người Ý đã tìm ra nhạc cổ điển có thể nâng cao đáng kể hiệu suất làm việc của trí nhớ, là khả năng để lưu giữ và vận dụng thông tin trong trí não sau những khoảng thời gian ngắn hơn. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác từ Học viện Đại học xứ Wales tại Cardiff đưa ra rằng nghe nhạc khi đang cố gắng ghi nhớ có thể làm suy nhược các khả năng nhận thức, bởi vì những từ và những nốt nhạc trong bài hát có thể làm bạn mất tập trung.
Nghiên cứu khác được xuất bản trong Tạp Chí của Nghiên cứu Người tiêu dùng đưa ra rằng một mức độ vừa phải của tiếng động trong môi trường xung quanh có thể giúp chúng ta suy nghĩ sáng tạo hơn.
Cách mà âm thanh ảnh hưởng đến hiệu suất nhận thức có thể cũng phụ thuộc vào loại tính cách và bạn là người hướng nội hay hướng ngoại. Nghiên cứ từ Đại học Glasgow Caledonian đã cho thấy khi một người nghe nhiều loại âm thanh và âm nhạc khác nhau, họ có khả năng có những vấn đề về hiệu suất nếu họ là người hướng nội. Việc này có thể là vì người hướng nội nhạy cảm hơn với sự phân tâm gây ra bởi âm thanh và có thể dễ dàng bị choáng ngợp bởi sự kích thích. Vì vậy hiểu được loại tính cách của bản thân và tìm ra cái gì hoạt động tốt nhất ho bạn quan trọng hơn so với việc đi theo bất kì xu hướng học mới nhất nào.

2. Ánh sáng nhân tạo và Ánh sáng tự nhiên

Ánh sáng là một thứ khác có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, và nghiên cứu chỉ ra rằng ánh sáng mạnh có thể hỗ trợ cho hiệu suất của học sinh trong các lớp học. Để có kết quả tốt nhất, tuy vậy, bạn nên để ý không chỉ đến lượng ánh sáng hiện tại, mà cũng phải chú ý đến loại ánh sáng.
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng phản ứng của cơ thể chúng ta với ánh sáng tự nhiên rất khác so với ánh sáng nhân tạo. Một nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thần kinh học Tiến sĩ Mirjam Munch đã tìm ra ánh sáng nhân tạo có xu hướng làm chúng ta cảm thấy buồn ngủ, trong khi đó ánh sáng ban ngày giúp chúng ta minh mẩn và tập trung. Vì vậy nếu bạn muốn tối ưu hóa môi trường học của bạn, không gian ngoài trời hoặc phòng với các cửa sổ lớn và nhiều ánh sáng tự nhiên là lí tưởng.
Tất nhiên, học tập trong ánh sáng tự nhiên không phải lúc nào cũng khả thi, đặc biệt là vào các tháng mùa đông khi ngày ngắn hơn.
Các nhà nghiên cứu ở Áo đã biết được rằng học sinh đã đọc, viết và làm bài tập toán tốt hơn khi chúng đã được học trong những phòng học với ánh sáng được tăng cường (500 Lux) so với những phòng học với ánh sáng tiêu chuẩn (300 Lux). Vì vậy nếu bạn không có ánh sáng tự nhiên, việc tốt nhất tiếp theo là sử dụng các bóng đèn sáng hơn.

3. Môi trường học bừa bộn và gọn gàng.

Nếu bạn học trong một không gian ngăn nắp và không lộn xộn, bạn có khả năng cảm thấy tập trung và kiên trì hơn trong việc học. Nhưng nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một bàn học bừa bộn và một căn phòng được sắp xếp lung tung có thể gợi ra sự sáng tạo của bạn.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi nhà tâm lí học Kathleen Vos đã tìm ra rằng môi trường bừa bộn thúc đẩy con người tìm ra sự mới lạ và các cách thức độc đáo. Vì vậy nếu bạn đang động não để tìm sáng kiến mới hay làm việc trong một bài tập sáng tạp, một chút bừa bộn có thể là một việc tốt.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Harvard đã tìm ra rằng người ngồi tại những bàn làm việc bừa bộn ít kiên trì và ít hiệu quả hơn những người ngồi tại những bàn làm việc được sắp xếp gọn gang. Người ở bàn làm việc bừa bộn cũng trở nên kiệt sức và mệt mỏi một cách nhanh hơn so với những người có bàn ngăn nắp.
Vì vậy có vẻ như luôn có hai mặt cho cả hai loại môi trường học tập, trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ cần toàn bộ sự kiên trì bạn cần có để duy trì tập trung, có nghĩa là nó có thể là ý hay để dọn phòng ngăn nắp trước khi bạn bắt đầu học.

4. Pha trộn môi trường học của bạn.

Hầu hết chúng ta có một phòng riêng hay khu vực mà chúng ta thích học, hoặc bàn bếp hay một góc trong phòng ngủ. Nhưng mặc dù những thói quen giúp thoải mái, các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bạn muốn làm mới thông tin được gắn chặt trong trí nhớ dài hạn, học tại các vị trí đa dạng có thể giúp.
Bởi vì cái chúng ta biết đến như là bộ nhớ phụ thuộc ngữ cảnh. Nghiên cứu được dẫn đầu bởi tiến sĩ Robert A. Bjork của UCLA cùng với Steven M. Smith từ Đại học Winconsin, Madison chỉ ra rằng não bộ của chúng ta tạo ra liên kết tiềm thức giữa cái chúng ta đang học và cảm nhận không gian nền chúng ta đang trải nghiệm tại thời điểm đó.
Vì vậy bằng cách học ở hiều môi trường học khác nhau- ví dụ như ở nhà, ở quán cà phê địa phương, và ở thư viện – bạn có thể giúp não của bạn tạo ra nhiều liên kết với cùng một tài liệu. Làm việc này tạo ra nhiều khả năng bạn có thể ghi nhớ thông tin trong nhiều tình huống khác nhau và sử dụng nó trong bối cảnh đời thực.
Tất nhiên, không phải lúc nào cũng có thể kiểm soát mọi khía cạnh của thói quen học và môi trường. Đôi khi chúng ta sẽ phải học trong lúc đồng hồ sinh học đang báo rằng chúng ta phải nghỉ ngơi, và sẽ không nghi ngờ gì những lúc khi chúng ta phải chấp nhận một môi trường không tối ưu để học, hoặc là quá ồn, quá bừa bộn, hay không đủ sáng. Tuy vậy, đơn giản nhận thức được cách não bộ hoạt động và tại sao những thói quen nhất định và những không gian xung quanh tác động đến khả năng học có thể giúp chúng ta trở thành những người học hiệu quả hơn.
>> Nguồn: ieltsplanet.info