Ngay cả trong thời đại công nghệ thông tin với sự phát triển
vượt bậc của tin học văn phòng thì việc ghi chép thủ công bằng tay vẫn chứng tỏ
được những ưu thế riêng không dễ gì thay thế được: ghi chép bằng tay giúp người
viết có ấn tượng mạnh hơn từ đó mà nhớ lâu hơn; sử dụng bút viết- giấy mực tiện
lợi ở mọi lúc mọi nơi hay việc ghi chép buộc người viết phải chủ động suy nghĩ
trong quá trình tiếp nhận thông tin. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự biết
áp dụng cách ghi chép thủ công một cách hiệu quả nhất!
Công việc ghi chép vẫn giữ những ưu thế nhất định và giúp ích cho bạn. |
1. Câu thần chú vạn
năng: ĐỪNG CHÉP HẾT- HÃY CHỌN LỌC.
Đầu tiên, không có một phương pháp ghi chú nào là hoàn hảo
cho mọi trường hợp. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất mà bạn cần ghi nhớ là: ĐỪNG
CHÉP HẾT- HÃY CHỌN LỌC.
Không nên:
·
Ghi chép toàn bộ nội dung nghe được/ thấy được.
·
Ghi chép lượng kiến thức quá lớn.
Nên:
·
Tóm tắt.
·
Tập trung vào ý chính.
·
Sử dụng các ký hiệu đầu dòng.
·
Sử dụng các từ viết tắt.
·
Để chừa khoảng trống phù hợp giữa các ghi chú
·
Ghi chú lại đầy đủ và cụ thế tiêu đề, tên tác giả,
số trang… để có thể tìm lại sau này.
Có vô vàn những mô hình ghi chú phù hợp với phong cách và
nhu cầu của bạn. Hãy cùng tìm hiểu 3 kiểu ghi chép phổ biến nhất.
Ghi chú dạng xương (Skeleton Prose)
Đây là kiểu ghi chú phổ biến nhất. Các thông tin được sắc xếp
theo đoạn văn với các tiêu đề rõ ràng- phù hợp với sách/báo bởi các phần được
đưa ra lần lượt và có sắp xếp theo thứ tự.
Kiểu ghi chú này có các ưu điểm như:
·
Cách ghi chép truyền thống, đặc biệt đối với các
bạn trẻ Việt Nam.
·
Quá trình ghi chép khá dễ dàng và nhanh chóng vì
đơn giản chỉ là lắng nghe một cách thụ động và chép lại.
Tuy nhiên kiểu ghi chú này lại có một số nhược điểm như:
·
Khó để thêm thắt hay chỉnh sửa.
·
Không chỉ ra được mối quan hệ giữa các phần khác
nhau của bài.
·
Dễ rơi vào tình trạng đọc- chép thụ động.
·
Thường xuyên bị bạn bè xin xỏ mượn vở bởi quá đầy
đủ và quá dễ hiểu.
Ghi chú dạng Cornell (Cornell Note Taking System)
Ghi chú theo kiểu Cornell như thế nào?
Trước bài giảng
Sử dụng vở kích cỡ A4.
Kẻ ô “Tổng hợp” ở cuối mỗi trang giấy.
Chia vở thành 2 phần theo chiều dọc, phần bên trái chiếm 2/3
trang.
Cột bên trái ghi tiêu đề: Từ khóa/ Câu hỏi.
Cột bên phải ghi tiêu đề: Ghi chú/ Chú ý.
Dưới cùng: Tổng hợp.
Chuẩn bị một vài ý tưởng/ câu hỏi cho bài học: nội dung khái
quát của bài? Có tài liệu nào cần đọc trước?
Trong quá trình nghe giảng
Đến đúng giờ và chọn chỗ ngồi đẹp, dễ nhìn và yên tĩnh.
Ghi chú các thông tin vào cột bên phải. Lưu ý, đừng cố gắng
ghi tất cả. những điều mà bạn nghe/ nhìn thấy, chỉ tập trung vào các ý kiễn
quan trọng, những điều mâu thuẫn hay các dấu mốc thời gian…
Sử dụng từ viết tắt mọi lúc mọi nơi.
Để thừa khoảng trống giữa các ghi chú để có thể thêm bớt dễ
dàng.
24 tiếng sau bài giảng
·
Đọc lại phần đã ghi chép. Thêm bớt bất cứ ý kiến
nào ngay khi bạn vẫn còn ấn tượng và nhớ được nhiều về bài giảng đã qua.
·
Tóm tắt các ý chính ở ô Tóm tắt cuối mỗi cột.
·
Ghi những từ khóa (ở cột bên phải) theo dạng câu
hỏi vào cột bên trái
·
Che phần cột bên phải và tự hỏi bản thân những
câu hỏi ở cột bên trái để đánh giá xem bạn trả lời được bao nhiều phần trăm.
·
Thêm thắt các yếu tố như: hightlight, đánh dấu
sao, dấu đầu dòng,… sao cho bạn ấn tượng với phần ghi chú nhất có thể.
Đây là một dạng ghi chú được tổ chức bài bản, rõ ràng, dễ
xem lại và rất linh động khi thêm bớt:
·
Phù hợp để tổng hợp các từ khóa chính.
·
Đặc biệt hiệu quả khi ghi chép các bài giảng
trên lớp.
·
Buộc bạn phải ghi chép một cách chủ động nên sẽ
nhớ bài lâu hơn.
·
Là cách học “thần thánh” mỗi mùa ôn thi.
Tuy nhiên cũng giống như Ghi chú dạng xương thì dạng ghi chú
này cũng có những nhược điểm riêng mà bạn cần lưu tâm trước khi gắn bó với nó:
- Đòi hỏi nhiều thời
gian chuẩn bị trước và sau bài giảng.
- Kẻ lề là yếu tố
tiên quyết của phương pháp này. Bạn sẽ phải mất một thời gian đầu để làm quen với
bố cục vở như thế này. Đôi khi sẽ có những trang mà lượng thông tin không đều ở
cả 2 cột. Nhưng một khi đã quen thì đây là một phương pháp đơn giản mà hiệu quả
cho mọi đối tượng.
Ghi chú dạng Sơ đồ tư duy (Spidergrams, Mind Maps and Concept Maps)
Sơ đồ tư duy là cách ghi chú và lưu trữ thông tin theo dạng
bảng biểu trên giấy không dòng kẻ. Cách đơn giản nhất để tạo một sơ đồ tư duy
là bắt đầu từ chính giữa trang giấy với tiêu đề lớn nhất- quan trọng nhất và từ
đó tỏa ra các nhánh, từ các nhánh nhỏ này lại tiếp tục những nhánh khác nhỏ
hơn.
Cách ghi chú này đã chứng tỏ được nhiều công dụng thần kỳ:
·
Cho phép bạn thấy một lượng lớn thông tin chỉ
trong 1 trang giấy
·
Từ khóa quan trọng nhất luôn nổi bật ở giữa
trang
·
Thấy được sự kết nối giữa các ý
·
Dễ dàng thêm bớt thông tin
Tuy nhiên, một vài người cho rằng Sơ đồ tư duy khó sử dụng
khi bản thân họ không biết trước được cấu trúc bài giảng của thầy cô giáo. Vì vậy
mà có lẽ phương pháp này sẽ phát huy hiệu quả cao hơn khi dùng để ôn tập, tổng
hợp lại các kiến thức đã học. Bên cạnh đó, Sơ đồ tư duy là một phương pháp tuyệt
vời để brainstorm hay tổ chức các ý khi viết một bài luận.
Ngoài các phương pháp trên thì còn có rất nhiều cách ghi
chép mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên đây là 3 cách phổ biến nhất. Chỉ cần bạn
hiểu rõ và vận dụng một cách khéo léo 3 cách ghi chép này thì đến Microsoft
Office cũng chỉ là lựa chọn thứ 2
2. Ghi chú trong hai trường hợp phổ biến nhất
Bên cạnh việc tìm hiểu các cách ghi chú thì bạn cũng nên lưu
tâm đến việc linh động sử dụng các cách này trong các trường hợp khác nhau. Sau
đây là 2 trường hợp tiêu biểu nhất cùng những lưu ý để bạn có thể phát huy tối
đa hiệu quả của việc ghi chép bằng tay.
Ghi chú từ tài liệu in sẵn
Hãy tỉnh táo và chọn lọc. Bắt đầu bằng việc đọc lướt nội
dung và mục lục của tài liệu để tìm ra những phần thông tin nào là có ích. Đừng
tham lam đọc tất cả những tài liệu mà bạn tìm được.
Khi bạn ghi chép lại các ý chính:
Ghi lại các từ khóa
·
Nếu tài liệu thuộc sở hữu của bạn, hãy gạch
chân, tô màu các ý chính
·
Làm cho phần ghi chú thêm sinh động bằng các nhận
xét, suy nghĩ của chính bản thân bạn
·
Ghi lại các ý tưởng của riêng bạn để:
·
Giữ thế chủ động khi tiếp nhận thông tin
·
Dễ dàng cho việc ôn tập bởi đó là suy nghĩ- ngôn
từ của riêng bạn
·
Hạn chế việc đạo văn
·
Đọc lại phần thông tin đã ghi chép ngay sau khi
thực hiện xong để thực sự hiểu và kiểm tra lại độ chính xác của thông tin
·
Hãy chủ động ghi lại những câu hỏi, mâu thuẫn với
tài liệu để tham khảo thêm ở những nguồn thông tin khác.
Ghi chú từ các bài giảng hay bài trình chiếu
·
Hãy tới đúng giờ! Bởi ở đầu mỗi bài giảng thường
có phần giới thiệu khái quát nội dung và mục lục- điều này giúp bạn có một cái
nhìn tổng quát trước khi đi vào chi tiết.
·
Hãy lắng nghe một cách chủ động. Bởi bạn càng
suy nghĩ về thông tin nhận được bao nhiêu thì bạn càng hiểu và nhớ được chúng bấy
nhiêu ngay cả trong một thời gian dài và với khối lượng lớn.
·
Hiểu phong cách làm việc của thầy cô. Có những
thầy cô sẽ khái quát nội dung ở đầu bài giảng, hay tóm tắt ý chính ở cuối hoặc
có những tài liệu đọc thêm. Bạn cần nắm rõ tất cả điều này để chủ động trong việc
tiếp nhận thông tin.
·
Xem lại bài đã ghi ngay sau buổi học và liên kết
chúng với những bài trước. ĐIều này sẽ giúp bạn khắc sâu một lần nữa thông tin
vào trí nhớ.
Tổng kết lại thì dù trong trường hợp nào thì bạn cũng cần tự
đặt cho mình câu hỏi: phương pháp ghi chú này có giúp tôi hào hứng trong việc đọc
và học hơn không? Bên cạnh đó, bạn cũng cần giữ thế chủ động trong việc tiếp nhận
và chọn lọc thông tin để ghi chép một cách rõ ràng, mạch lạc và có hiệu quả.
3. Công đoạn cuối cùng để Học lâu nhớ bền: Sắp xếp các ghi chú
Ngay cả khi bạn đã có cho mình bản ghi ưng ý nhất thì cũng vẫn
chưa đủ. Thêm một công đọạn quan trọng nữa cần làm là sắp xếp những ghi chú này
một cách có hệ thống. ĐIều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn trong việc
tìm và ôn lại bài cũ.
Những điều quan trọng cần nhớ:
·
Mỗi môn sử dụng một cặp file riêng
·
Trong mỗi môn lại phân thành các bài nhỏ
·
Với mỗi môn chỉ sử dụng một quyển vở để tránh nhầm
lẫn và thống nhất thông tin
Đặc biệt, các bạn sinh viên thường có xu hướng dùng một quyển
vở “vạn năng” cho tất cả các môn học. Điều này là tuyệt đối không nên bởi sự bừa
bãi trong ghi chép sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong việc ôn tập. Đây chỉ là một
cách đối phó khi lười học. Còn nếu thực sự cố gắng thì hẳn bạn sẽ tự ý thức và
chọn cho mình một cách ghi chú hiệu quả dù là bằng tay hay sử dụng Microsoft
Office.
Kết lại, mỗi người đều có một cách lưu trữ thông tin riêng
phù hợp với sở thích và khả năng. Tuy nhiều, hai yếu tố quan trọng nhất của việc
ghi chép thủ công bằng tay là: chủ động và rõ ràng. Nếu áp dụng tốt hai điều
này thì việc ghi chép và ghi nhớ khối lượng lớn thông tin sẽ không còn là vấn đề
khó nhằn nữa.
>> Nguồn: ybox
0 nhận xét:
Đăng nhận xét