This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

Học tiếng Anh qua phim bạn cần lưu ý những gì?

Chúng ta vẫn thường áp dụng rất nhiều cách học khác nhau trong đó có học tiếng Anh qua phim, vậy để đảm bảo có được hiệu quả cao nhất bạn biết đôi chút lưu ý nho nhỏ mà chúng tôi sắp chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Học tiếng Anh qua phim bạn cần lưu ý những gì?


Học tiếng Anh qua phim bạn nhận được điều gì?


Học tiếng Anh qua phim là một phương pháp mang lại hiệu quả cao bởi tính ứng dụng vừa học lại vẫn có thể giải trí được đã có rất nhiều người thành công nhờ áp dụng phương pháp này. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công, đã từng có những người thất bại do không nắm được chính xác cũng như lưu ý những lỗi hay mắc phải khi áp dụng hình thức này, vậy lý do là gì? Do đó chúng tôi xin đưa ra một số lưu ý cho việc học này giúp bạn có cách áp dụng hiệu quả nhất.
Bạn có biết ngôn ngữ nói và viết có một sự khác biệt lớn không? Và bạn sẽ học được điều này qua những bộ phim thật hay và thú vị, ngôn ngữ viết thường rất dài nhưng khi giao tiếp với mọi người lại nói chuyện một cách rất đơn giản và ngắn gọn.
Bạn sẽ học được một số từ vựng đặc biệt, từ lóng mà có thể là chưa có trong từ điển, chính vì như vậy khi giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài họ sẽ cảm thấy thoải mái mà không hề thấy bó hẹp.
Tất nhiên, bạn sẽ học được cách phát âm sau khi xem nhớ là theo dõi khi nó có tiếng gốc chứ không nên xem phim lồng tiếng bạn nhé! Chúng ta cũng thấy được điều này sẽ hay hơn rất nhiều đúng không? Bạn sẽ học được cách phát âm cả về phần ngữ điệu trong các câu nói của những diễn viên mình thần tượng. Chỉ như vậy thì khả năng ngữ âm và ngữ điệu mới được cải thiện rất nhanh, hãy học tập và chăm chỉ bắt chước để có những sự tiến bộ vượt bậc bạn nhé!

Và có thể là bạn sẽ yêu thích ngoại ngữ hơn đó, chúng ta xem phim và thấy họ giao tiếp qua những lời thoại rất hay và thú vị, có thể bạn sẽ cảm thấy hứng thú hơn là việc tự gặm nhấm những kiến thức .

Một số gợi ý khi xem phim cho bạn


Trước khi xem những bộ phim chắc chắn chúng ta đều để ý đến phần giới thiệu, nhưng đây lại là mục rất quan trọng khi học theo phương pháp học tiếng Anh hiệu quả này. Như vậy bạn sẽ cảm thấy thích thú hơn vì đã hiểu được phần nào nội dung mà bộ phim đang muốn truyền tải đến, khiến chúng ta cảm thấy tò mò muốn được khám phá ngay nó sẽ như thế nào. Bạn cũng sẽ cố gắng và nỗ lực để hiểu tất cả các câu và từ trong bộ phim để thưởng thức một cách trọn vẹn nhất. Khi đã hiểu sơ qua về nội dung chúng ta sẽ không cần phải dừng lại quá nhiều lần lúc đang xem.
Học như lúc bạn đọc sách để có được hiệu quả hơn nhé, nhớ là không nên xem phim có phụ đề, bởi vì như vậy chúng ta sẽ rất lười suy nghĩ và bị phụ thuộc vào nó đấy, chỉ bật với phần nào quá khó và bạn đã cố gắng nghe đi nghe lại nhiều lần nhưng vẫn không hiểu.

Học tiếng Anh qua phim thật đơn giản nhưng chúng ta phải biết lựa chọn sao cho đúng và phù hợp để có kết quả như mong muốn bạn nhé!

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2018

Học cách giáo dục của người Singapore

Singapore có các trường học “xịn” nhất thế giới nhưng nước này còn muốn nhiều hơn thế.

Thư viện tại Trường Tiểu học Woodgrove đã được chuyển đổi thành MakerSpace, một không gian mà các học sinh có thể tự do sáng tạo theo ý thích. Sau giờ học trên lớp, kết thúc vào khoảng 2h chiều, học sinh đăng ký các buổi học như thiết kế 3D, sản xuất phim hoạt hình tĩnh vật, viết mã robot. Thầy/cô hướng dẫn sau khi giải thích cách làm cơ bản sẽ để cho học sinh thỏa ý muốn sáng tạo. “Dù có sai cũng không sao”, một giáo viên nói. Một cậu bé cho biết khóa học đã tạo nên một thay đổi thú vị nơi cậu: nếu không ở trường, cậu sẽ tự mày mò ở nhà.

hoc cach giao duc cua nguoi singapore




Các trường học của Singapore từ rất lâu có tiếng là dạy mô phạm, học vẹt và giỏi kiểu hàn lâm. Học sinh của họ dẫn đầu các bảng xếp hạng trong Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (PISA) của OECD, một cuộc kiểm tra 3 năm một lần dành cho học sinh 15 tuổi trên khắp thế giới và Chương trình Nghiên cứu Xu hướng Toán học và Khoa học Quốc tế (TIMSS), đánh giá các học sinh 10-14 tuổi. Nhưng hàng thập niên tăng trưởng kinh tế đã thay đổi thứ tự ưu tiên của người Sing.
Andreas Schleicher, thuộc OECD cho rằng nền giáo dục Singapore đang trải qua “một cuộc cách mạng thầm lặng”. Giới chính trị gia giờ kỳ vọng kết hợp các kết quả thi cao với phát triển những kỹ năng mà sẽ giúp học sinh làm việc ở ngành dịch vụ đang tăng trưởng của đảo quốc Sư Tử và thậm chí sống một cuộc sống đầy mãn nguyện. “Không chỉ dạy sao cho trở nên thông minh mà còn làm thế nào để thành một người tốt hơn”, Heng Swee Keat, Bộ Trưởng Tài chính Singapore, từng phụ trách mảng giáo dục từ năm 2011-2015, cho biết.

Không giống các cuộc cách mạng khác, cuộc cách mạng lần này là một dự án dài hơi và từng bước một. Các thay đổi đáng chú ý nhất cho đến nay là giảm áp lực lên học sinh khi tham gia các kỳ kiểm tra.  Năm 2012, Chính phủ đã bỏ xếp hạng các trường cấp 2, vốn làm lệch lạc các quan tâm ưu tiên của giáo viên, đồng thời bãi bỏ việc công bố tên của các học sinh có điểm cao nhất và mở rộng các tiêu chí nhập học vào những trường cấp 2 tốt nhất. Từ năm 2021, học sinh tốt nghiệp tiểu học sẽ không còn nhận bảng điểm chi tiết, thay vào đó là bảng đánh giá chung.
Những thay đổi đáng kể hơn đang được thực hiện. Bộ Giáo dục đã công bố một danh sách “các khả năng thế kỷ XXI” trong đó có khả năng tự nhận thức về bản thân và ra quyết định có trách nhiệm - những khả năng mà Bộ mong muốn tất cả các học sinh đều đạt đến. Các câu hỏi đề thi cũng được làm kiểu đề mở, khuyến khích lối suy nghĩ phân tích cũng như sự hiểu biết về một chủ đề. Giáo viên đánh giá không chỉ kết quả học tập mà còn đánh giá sự phát triển xã hội của học sinh...
Các phương pháp giảng dạy cũng đang thay đổi. Tất cả các giáo viên phải qua 100 giờ đào tạo mỗi năm. Họ học các phương pháp giáo dục mới, với mục đích khuyến khích làm việc nhóm và thảo luận giữa thầy và trò. Yan Song, từ Trung Quốc chuyển sang học tại Trường trung học cơ sở Deyi ở Singapore, nhận xét rằng trường học tại Singapore tập trung vào “việc dạy bạn cư xử như một con người”, trong khi Trung Quốc thì ngược lại, “bạn phải học cả ngày lẫn đêm”.
Dấu ấn thay đổi cuối cùng và cũng rất quan trọng là đưa lớp học “tiệm cận” thực tế môi trường làm việc. Đến năm 2023 gần như tất cả các trường học sẽ phải có các chương trình “học ứng dụng” trong những môn học như máy tính, robot học, điện tử và cả kịch, thể thao. Trọng tâm của các chương trình này là rèn luyện học sinh trong các môi trường “đời thực” và không có kỳ thi nào.
Bộ Giáo dục cũng đã tuyển dụng 100 chuyên gia hướng nghiệp. Nhiều người trong số này trước đó đã từng làm việc trong những ngành mà họ tư vấn hướng nghiệp. Do đó, họ nắm bắt sát sao tình trạng thiếu lao động và làm việc với các trường để cho học sinh biết về những lựa chọn của mình, thường là hướng các học sinh đừng cứ chăm chăm vào những nghề “an toàn về thu thập” như ngân hàng, ngành dân chính hay y khoa.
Một thực tế là rất khó thuyết phục các bậc cha mẹ rằng có nhiều thứ đáng giá trong cuộc đời này hơn là các kết quả thi và một công việc địa vị cao. Do đó, Bộ Giáo dục làm việc với các nhóm hỗ trợ phụ huynh và những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội, tổ chức các hội thảo và tích cực hoạt động trên truyền thông xã hội để đưa thông điệp này đến các cha mẹ và học sinh. Chuyên gia hướng nghiệp Tay Geok Lian cho biết một số phụ huynh, đặc biệt là những phụ huynh có điều kiện khá giả, đang bắt đầu nhìn xa hơn các nghề nghiệp thông thường.
Nhưng một số thói quen rất khó thay đổi. Chẳng hạn, nhiều trẻ vẫn “kiên trì” đi học thêm sau giờ học trên lớp. Jacqueline Chua, hiện điều hành Paideia Learning Academy, một trung tâm gia sư, cho biết các bậc phụ huynh rất quan tâm đến các dịch vụ mà Paideia cung cấp. “Các trẻ bị căng thẳng vì cha mẹ chúng căng thẳng... và đó là bởi vì họ hiểu điều gì chờ họ ở phía trước”, bà giải thích. Bài thi tốt nghiệp tiểu học thường gây áp lực rất lớn cho học sinh. Các học sinh xuất sắc được vào các “trường tuyển” tốt nhất và có thể trông mong vào một tương lai du học ở nước ngoài và được làm những công việc quan trọng trong chính phủ. Những ai thi kém thì phải vào các trường dạy nghề.
Dù sao đi nữa, không thể phủ nhận những thành công trong mô hình giáo dục của người Sing. Bằng chứng là các nhà giáo dục trên khắp thế giới vẫn luôn tìm cách nhân bản sự thành công của Singapore. Họ ngưỡng mộ chất lượng đào tạo giáo viên, các bài giảng đúng trọng tâm và kế hoạch dài hạn của chính phủ nước này. Với những yếu tố thuận lợi trên, hệ thống giáo dục Singapore đang trong một vị thế rất tốt để cải cách hơn nữa. Bộ trưởng Tài chính Heng Swee Keat nhận định: “Nếu bạn muốn nối các dấu chấm, thì trước tiên bạn phải có các dấu chấm đã”.
(Theo The Economist)

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2018

Hãy làm theo 10 bài tập tăng cường để có sự tập trung tốt nhất

Cũng giống như cơ bắp vật lý, cơ bắp tinh thần cũng cần có sự rèn luyện và tính bền bỉ; cần những thử thách vượt quá giới hạn để hình thành những “sợi cơ” tập trung. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những bài tập giúp tăng cường khả năng tập trung để bạn có thể bắt đầu xử lý những công việc đòi hỏi sự tập trung cao hơn.

TĂNG SỨC TẬP TRUNG MỘT CÁCH TỪ TỪ


Hãy làm theo 10 bài tập tăng cường để có sự tập trung tốt nhất


Nếu bạn quyết định muốn có thân hình cân đối nhưng chỉ vừa mới bắt đầu, bạn không nên dấn thân vào chương trình luyện tập cường độ cao vì điều đó sẽ làm bạn bị chấn thương, nản chí hoặc cả hai, và bạn sẽ bỏ cuộc ngay cả trước khi thật sự bắt đầu.

Tương tự, nếu hiện tại bạn tập trung không được lâu, tốt nhất bạn nên từ từ gia tăng thời lượng mà bạn muốn tập trung. Tôi đề xuất “Phương pháp Pomodoro”, theo đó bạn tập trung trong 45 phút liền và cho bản thân nghỉ ngơi 15 phút. Nhưng đối với nhiều người thì có lẽ 45 phút giống như một chặng đua đường dài của tâm trí!


Vậy hãy bắt đầu với một mục tiêu khá đơn giản và từ đó nâng cao hơn. Hãy đặt đồng hồ hẹn giờ trong 5 phút và hoàn toàn tập trung vào công việc trong khoảng thời gian này. Sau đó, hãy nghỉ ngơi 2 phút trước khi tập trung thêm 5 phút nữa. Mỗi ngày, bạn hãy tăng thời gian tập trung thêm 5 phút, đồng thời cộng thêm thêm 2 phút vào thời gian nghỉ ngơi. Trong 9 ngày, chắc hẳn bạn có thể làm việc liên tục trong 45 phút rồi nghỉ ngơi trong 18 phút. Một khi đã quen với phương thức này, bạn có thể cố gắng kéo dài những khoảng thời gian tập trung hơn một chút và rút ngắn những khoảng nghỉ ngơi lại.


GHI LẠI NHỮNG VIỆC GÂY PHÂN TÂM VÀ XỬ LÝ SAU


Bởi internet giúp ta có thể truy cập tức thì bất kỳ thông tin nào, mỗi khi nghĩ ra điều gì đó, ta có xu hướng muốn tra cứu nó ngay. “Không biết thời tiết ngày mai thế nào nhỉ?” “Bộ phim đó đã ra mắt vào năm nào?” “Không biết Facebook của mình có cập nhật gì mới không?” Do đó, ngay khi có những suy nghĩ hoặc câu hỏi như vậy, ta sẽ ngừng tập trung vào công việc đang làm. Vấn đề là một khi bị xao lãng, ta phải mất trung bình 25 phút để quay trở lại công việc ban đầu. Thêm vào đó, việc chuyển đổi sự chú ý từ việc này sang việc khác cũng làm suy giảm sức tập trung của ta.


Vì vậy hãy tiếp tục làm công việc; bất cứ khi nào chợt nghĩ đến một điều mà bạn muốn kiểm tra, hãy viết nó ra một tờ giấy bên cạnh (hoặc ghi chú vào ứng dụng Evernote), và tự hứa với bản thân rằng sau khi hết thời gian tập trung và đến lúc giải lao, bạn sẽ quay lại kiểm tra.


Khi bị xao lãng, bạn phải mất trung bình 25 phút để quay trở lại công việc ban đầu!

XÂY DỰNG Ý CHÍ


Sự tập trung có chủ ý và ý chí gắn liền với nhau. Ý chí cho phép ta bỏ qua có ý thức những yếu tố gây xao lãng trong khi vẫn tập trung vào công việc đang làm.

THIỀN ĐỊNH


Thiền định không chỉ giúp bạn giữ bình tĩnh, thanh thản và tự chủ, các nghiên cứu còn nhiều lần cho thấy rằng thiền chính niệm có thể giúp bạn tập trung lâu hơn đáng kể.


Trong một nghiên cứu, 140 tình nguyện viên tham gia một khóa tập thiền 8 tuần. Sau khoảng thời gian đó, thời gian tập trung cũng như những chức năng nhận thức quan trọng khác của tất cả tình nguyện viên đều được cải thiện rõ rệt .


Bạn không phải dành cả ngày đến một thiền viện để ngồi thiền nhằm tận dụng sức mạnh gia tăng sự tập trung của nơi đó. Nghiên cứu cho thấy chỉ cần ngồi thiền 10 đến 20 phút mỗi ngàycũng cho kết quả như mong đợi. Hơn nữa, thậm chí bạn còn thấy khả năng tập trung của mình được cải thiện chỉ sau 4 ngày.


Vì vậy, nếu bạn muốn tập trung học một lúc nhiều giờ liền, hãy bắt đầu buổi sáng bằng việc tập trung vào hơi thở.

THỰC HÀNH CHÍNH NIỆM XUYÊN SUỐT MỘT NGÀY


Bên cạnh việc dành 10 đến 20 phút mỗi ngày để thiền chính niệm, các chuyên gia về khả năng tập trung khuyên ta nên tìm cơ hội thực hành chính niệm xuyên suốt một ngày. Chính niệm đơn giản là tập trung trọn vẹn vào việc bạn đang làm, suy nghĩ chậm lại, và quan sát tất cả những cảm nhận về cơ thể và tinh thần mà bạn đang trải nghiệm vào lúc đó. Bạn cũng có thể thực hành chính niệm khi ăn bằng cách nhai chậm và tập trung vào mùi vị cũng như kết cấu của thức ăn.

Việc đưa những khoảng thời gian thực hành chính niệm vào suốt một ngày sẽ giúp bạn củng cố sự tập trung và tập trung lâu hơn những khi bạn thật sự cần.

Chính niệm cũng có thể giúp chống lại các yếu tố gây xao lãng khi nó xuất hiện. Nếu bạn đang làm việc nhưng lại cảm thấy rất muốn đứng dậy làm gì đó khác, hãy tự nhủ,“Ngồi yên tại đây nào.” Vào lúc đó, hãy chú ý đến cơ thể và hơi thở của bạn. Sau vài giây tập trung vào hơi thở, bạn sẽ nhận thấy yếu tố gây xao lãng biến mất và giờ thì bạn sẵn sàng quay lại với công việc.

Thiền định và thực hành chánh niệm cũng là cách cải thiện khả năng tập trung.

TẬP THỂ DỤC

Bạn không chỉ có thể so sánh việc rèn luyện tâm trí với rèn luyện cơ thể, mà việc rèn luyện cơ thể còn thật sự mang đến những lợi ích cho tâm trí một cách trực tiếp. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những học sinh tập thể dục ở cường độ vừa phải trước khi kiểm tra khả năng tập trung đạt kết quả tốt hơn những học sinh không tập. Các nhà nghiên cứu nhận thấy việc tập thể dục chủ yếu giúp não bộ phớt lờ các yếu tố gây xao lãng, mặc dù họ chưa tìm được lý do chính xác. Tôi xin nói rằng việc kỷ luật bản thân để chịu đựng sự vất vả của một buổi tập giúp củng cố lượng ý chí tương đương với khi ta phớt lờ các yếu tố gây xao lãng để tiếp tục làm việc/tập trung.


TẬP GHI NHỚ

Đây không những là một mẹo hay để tạo ấn tượng mà còn là một cách tuyệt vời để rèn luyện cơ bắp tinh thần. Hãy đặt ra mục tiêu học thuộc một bài thơ hoặc một đoạn văn mỗi tuần.

ĐỌC NHỮNG NỘI DUNG DÀI MỘT CÁCH CHẬM RÃI

Với sự phát triển của máy tính bảng, máy đọc sách và điện thoại thông minh, một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc đọc các nội dung điện tử nói chung đã tăng đến gần 40%. Chắc hẳn bạn nghĩ đó là một điều tốt, nhưng tạp chí Slate gần đây đã thực hiện một số nghiên cứu với sự giúp đỡ của công ty phân tích trang web Chartbeat. Kết quả cho thấy chỉ vỏn vẹn 5% người đọc một bài báo điện tử thật sự đọc đến hết bài. Ngoài ra, 38% người đọc không bao giờ đọc nhiều hơn vài đoạn đầu. Vì vậy, việc nói rằng mọi người đọc nhiều hơn là chưa đúng. Điều chúng ta đang làm thật sự chỉ là cuộn lên cuộn xuống nhiều hơn và ít đọc hơn.


Đồng thời, chúng ta cũng đọc ít sách hơn; một nghiên cứu gần đây cho thấy 25% người Mỹ không đọc một quyển sách nào trong năm vừa qua.


Đây thật sự là điều đáng xấu hổ. Tuy dài không hẳn đồng nghĩa với chất lượng cao hơn, nhưng có những ý tưởng phức tạp nhất định không thể nào được gói gọn trong một bài viết ngắn mà phải được viết thành một quyển sách (hoặc vài quyển) để làm rõ. Bỏ qua một nội dung nào đó chỉ vì nó dài là bỏ lỡ cả một kho kiến thức mà chỉ những người sẵn lòng tìm hiểu sâu hơn mới tiếp cận được. Nhất định có một nơi dành cho việc đọc lướt và học một phần nhỏ kiến thức, nhưng bạn cũng nên dành thời gian đọc thấu đáo một vài chủ đề nào đó.

Nếu lâu rồi bạn không đọc sách, tôi thách thức bạn đọc một quyển tối nay. Hãy thật sự tập trung đọc quyển sách đó. Hãy học cách đọc sách sao cho hợp lý, và thói quen đó sẽ thay đổi cuộc đời bạn.

Bên cạnh những quyển sách, hãy cố gắng đọc một hoặc hai bài viết dài mỗi tuần.


Hãy cố gắng đọc sách hoặc những nội dung dài một cách chậm rãi.

HÃY HIẾU KỲ


Càng hiếu kỳ, sức mạnh tập trung của bạn càng cao. William James gợi ý một thí nghiệm đơn giản để xem việc hiếu kỳ về một chủ đề bạn quan tâm có thể giúp bạn tập trung vào chủ đề đó lâu hơn đến mức nào:


“Hãy cố gắng nhìn chằm chằm vào một cái chấm trên tờ giấy hoặc trên tường. Bây giờ bạn sẽ phát hiện một trong hai chuyện sau xảy ra: hoặc tầm nhìn của bạn mờ đi nên giờ bạn không thấy rõ gì cả, hoặc bạn vô tình không còn nhìn chằm chằm vào cái chấm đó nữa mà đang nhìn thứ khác. Nhưng nếu bạn liên tục hỏi bản thân về cái chấm đó, như nó to cỡ nào, cách bạn bao xa, có hình dạng và màu sắc ra sao, v.v…; nói cách khác, nếu bạn xem xét nó, nghĩ đến nó theo nhiều cách khác nhau, cùng với những kiểu liên hệ khác nhau – bạn có thể tập trung vào nó trong một thời gian tương đối dài. Đây là điều mà các thiên tài vốn làm, họ tìm hiểu một đề tài đến nơi đến chốn và phát triển nó.”


Charles Darwin là bậc thầy về khái niệm này. Những người cùng thời trầm trồ trước khả năng dành cả ngày quan sát động vật và thực vật của ông. Bí quyết của Darwin là không bao giờ thôi hiếu kỳ – ông có thể khám phá ngày càng nhiều hơn về một vật thể đơn lẻ bằng cách tập trung vào các chi tiết khác nhau, xem xét theo nhiều cách và đặt những câu hỏi mới. Ông khám phá nó từng chút một.

THỰC HÀNH LẮNG NGHE CHỦ ĐỘNG


Tập trung không chỉ hữu ích cho những công việc trí óc, nó cũng là kỹ năng thiết yếu để giao tiếp. Khả năng hiện diện trọn vẹn bên một người thân yêu hay bạn bè giúp bạn xây dựng mối quan hệ, sự thân thiết và tin tưởng giữa bạn và họ. Đồng thời, việc cố gắng tập trung hết sức để lắng nghe người khác giúp toàn bộ cơ bắp tập trung của bạn mạnh lên. Đây là một việc có lợi cho cả hai bên. Vì vậy lần sau khi nói chuyện với người bạn yêu thương nhất, hãy đặt điện thoại sang một bên và chú ý lắng nghe hết sức có thể.

Tác giả: Brett & Kate McKay

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018

Kỹ năng sống và Kỹ năng mềm có mối quan hệ gì?


Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, Kỹ năng sống và Kỹ năng mềm là hai thuật ngữ đều được quan tâm khá nhiều trong giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Nhìn từ thực trạng có thể thấy rằng khi đề cập đến một vấn đề mà cá nhân không thích ứng hay giải quyết trong cuộc sống thì được đánh giá theo khía cạnh "thiếu Kỹ năng sống". Mặt khác, khi cá nhân không xin được việc làm, gặp thất bại trong công việc thì xã hội thường gán là "thiếu Kỹ năng mềm".

Kỹ năng sống và Kỹ năng mềm có mối quan hệ gì?


Vậy dựa vào tiêu chuẩn nào mà cá nhân được quy là thiếu Kỹ năng sống hay thiếu Kỹ năng mềm?
Phải chăng hai dạng kỹ năng này hoàn toàn khác nhau? Phân biệt thuật ngữ Kỹ năng sống và Kỹ năng mềm thiết nghĩ là một vấn đề cần lưu tâm trong giáo dục và xã hội hiện nay. Bởi lẽ, nếu không hiểu đúng nội hàm, cũng như mối liên hệ giữa hai dạng kỹ năng này, sẽ dễ dẫn đến những cái nhìn và hành động sai lệch trong những quan điểm giáo dục các kỹ năng sống và kỹ năng mềm cần thiết cho cá nhân trong xã hội - đặc biệt là quá trình giáo dục Kỹ năng sống và Kỹ năng mềm trong môi học đường.

Dựa trên khái niệm Kỹ năng sống và khái niệm Kỹ năng mềm đã đề cập, có thể nhận thấy giữa chúng không có sự tách bạch nhau.
• Kỹ năng sống và Kỹ năng mềm hoàn toàn không phải hai mảng khác nhau, mà nó nằm trong mối quan hệ khắn khít nhưng không thể đồng nhất Kỹ năng sống và Kỹ năng mềm là một.
• Kỹ năng sống nằm trong phạm trù mang nghĩa phổ quát và rộng hơn nhiều so với Kỹ năng mềm. Kỹ năng sống bao hàm tất cả các kỹ năng thuộc về mặt tâm lý xã hội giúp cá nhân giải quyết có hiệu quả các yêu cầu, thách thức đặt ra của cuộc sống và thích nghi với cuộc sống. Hay nói một cách đơn giản hơn đó là những kỹ năng giúp con người phản ứng hiệu quả trước những vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
• Kỹ năng mềm trước hết liên quan đến mặt tương tác với người khác bằng những yếu tố liên quan đến mặt cảm xúc, ngôn ngữ, thái độ nhằm thiết lập ra những mối quan hệ xã hội tích cực để đạt được hiệu quả cao trong công việc. Kỹ năng mềm chỉ hỗ trợ đắc lực cho cá nhân đạt được hiệu quả cao trong công việc nhưng không hoàn toàn đầy đủ để giúp cá nhân thích ứng được với các vấn đề nảy sinh từ cuộc sống.
• Để xác lập định nghĩa về Kỹ năng mềm là một việc làm hết sức khó khăn, vì vậy, phân tích các đặc điểm của Kỹ năng mềm càng không phải là vấn đề đơn giản, có thể nhấn mạnh một số đặc điểm cơ bản của Kỹ năng mềm qua bài phân tích Đặc điểm của Kỹ năng mềm.
Nếu căn cứ vào sự phân loại Kỹ năng sống, dựa vào khái niệm có thể nhận thấy Kỹ năng mềm là một bộ phận quan trọng của Kỹ năng sống.
Theo quan niệm của WHO có 3 nhóm Kỹ năng sống gồm:
• Nhóm 1: Nhóm kỹ năng nhận thức.
• Nhóm 2: Nhóm kỹ năng liên quan đến cảm xúc.
• Nhóm 3: Nhóm kỹ năng xã hội.
Kỹ năng mềm thuộc nhóm thứ 3 - nhóm kỹ năng xã hội của Kỹ năng sống, tức là hệ thống những kỹ năng giúp cá nhân thiết lập và duy trì các mối quan hệ trong xã hội. Tuy nhiên, cách nhìn này vẫn chưa nhấn mạnh được ý nghĩa quan trong của Kỹ năng mềm là thúc đẩy công việc và hỗ trợ công việc đạt được hiệu quả cao.

Theo quan điểm của UNESCO
Kỹ năng sống phải được phân chia dựa trên những kỹ năng nền tảng cơ bản cũng như những kỹ năng chuyên biệt trong đời sống cá nhân của con người ở những mối quan hệ khác nhau cũng như ở những lĩnh vực khác nhau. Như vậy, dưới góc độ phân loại này có thể nhận thấy Kỹ năng mềm thuộc trong nhóm kỹ năng chung mà cụ thể hơn là nhóm kỹ năng liên quan đến cảm xúc và các kỹ năng cơ bản về xã hội.


Cũng có thể nhận thấy, theo nghĩa rộng của Kỹ năng sống, mối quan hệ giữa Kỹ năng mềm và Kỹ năng sống là giúp cho con người có khả năng tồn tại và thích ứng trước cuộc sống thực tế.
Đó cũng là một năng lực quan trọng để con người làm chủ được bản thân và chung sống với những người xung quanh cũng như xã hội một cách hiệu quả thì Kỹ năng sống rõ là bao hàm Kỹ năng mềm và rộng hơn khá nhiều.
• Kỹ năng mềm giúp con người "tồn tại" trong công việc và những mối quan hệ với con người.
• Kỹ năng mềm chưa đề cập đến những kỹ năng giúp con người thích ứng với môi trường xung quanh, thích ứng với thiên nhiên, thích ứng với các điều kiện khắc nghiệt của cuộc sống, những tình huống nguy hiểm hay thậm chí là những tình thế hiểm nghèo và các đại dịch liên quan đến con người.


Ở một góc nhìn khác, có thể nhận thấy rằng: Kỹ năng sống mang tính hệ thống và ổn định hơn so với  Kỹ năng mềm.
• Kỹ năng sống mang tính hệ thống và có thể "ổn định" tương đối với nhiều người dù rằng họ có sự khác biệt về văn hóa, dân tộc, độ tuổi.
• Kỹ năng mềm sẽ rất "cơ động" và dù nó hướng đến vấn đề giúp con người thích nghi trong việc tương tác hiệu quả với người khác hay thúc đẩy công việc đạt hiệu quả cao nhưng bản thân nó lại phụ thuộc khá nhiều vào tính chất của nghề nghiệp mà đặc biệt là tính đối tượng của nghề nghiệp.


Nói tóm lại, Kỹ năng mềm không đồng nhất với Kỹ năng sống nhưng không phải là một phạm trù tách biệt với Kỹ năng sống. Kỹ năng mềm là một bộ phận quan trọng của Kỹ năng sống. Có thể tìm hiểu chi tiết về Đặc điểm của Kỹ năng mềm.
Hiểu theo khía cạnh đặc trưng, có thể thấy rằng Kỹ năng sống giúp con người sống hạnh phúc trong cuộc sống thì Kỹ năng mềm giúp con người  hạnh phúc trong công việc mà công việc là một bộ phận quan trọng cấu thành nên cuộc sống. Kỹ năng mềm dẫu rằng được định dạng tương đối nhưng sẽ phụ thuộc vào nghề nghiệp mà đặc biệt là đối tượng của nghề nghiệp hướng đến.

Tác giả bài viết: Ý Tưởng Việt

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2018

Phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non quan trọng như thế nào?

Giáo dục kỹ năng sống đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo dục cả nước. Phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non sẽ giúp trẻ làm chủ cuộc sống, sống an toàn, lành mạnh và có chất lượng hơn trong xã hội hiện đại với nền văn hoá đa dạng và kinh tế phát triển như hiện nay.

Phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non phù hợp rất quan trọng

phuong phap day ky nang song cho tre mam non
Kỹ năng sống cho trẻ em là rất quan trọng


Kỹ năng sống như­­ những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, giá trị, hành vi và thói quen lành mạnh. Vì vậy, cần dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi hay ngay từ khi còn thơ bé nhằm giúp trẻ tự biết chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm có thể xảy ra.
Trẻ có thể hoà nhập nhanh với cuộc sống xung quanh, biết cách phát triển các mối quan hệ với mọi người, với thiên nhiên từ đó học hỏi và làm giàu có thêm vốn kiến thức, kinh nghiệm cũng như các kỹ năng của bản thân.

Nếu thiếu các kĩ năng sống cần thiết, trẻ sẽ khó tránh khỏi những lúng túng, sai phạm thậm chí gặp nguy hiểm khi phải giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Việc trang bị những phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non phù hợp sẽ giúp trẻ có cơ hội phát triển nhân cách đầy đủ và đúng hướng.

Để thiết lập kĩ năng về bất cứ một hành động nào, con người đều cần luyện tập theo một quy trình và trẻ em cũng vậy. Ba bước cơ bản nhất về quy trình tạo lập một kỹ năng cho trẻ như sau:

Tạo cho trẻ kiến thức về hành động: trẻ cần biết được mục đích, đối tượng, cách thức, điều kiện hành động
Hướng dẫn trẻ (gợi ý, làm mẫu) từ những người có kiến thức và kĩ năng cao hơn, bên cạnh đó thúc đẩy trẻ phải tích cực tham gia học hỏi, quan sát, làm thử…
Tạo điều kiện để trẻ vận dụng kiến thức, kinh nghiệm và những kỹ năng, kỹ xảo đã có vào thực hành luyện tập để hình thành kỹ năng và sử dụng kỹ năng một cách linh hoạt trong những điều kiện khác nhau.

Các phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Như vậy, để hành động trở thành kỹ năng cần trải qua một quá trình. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phải gắn với các việc làm, tình huống cụ thể: trẻ được quan sát người khác làm, trẻ được tự thực hiện để trải nghiệm.

phuong phap day ky nang song cho tre
Kỹ năng sống cho trẻ cần được trải nghiệm thực tế


Sự trải nghiệm nhiều lần sẽ giúp trẻ nhận thấy ý nghĩa thiết thực của việc làm, từ đó trẻ sẽ chủ động vận dụng các kĩ năng cần thiết vào từng tình huống cụ thể trong cuộc sống. Hàng ngày, chúng ta có thể thông qua nhiều hình thức, các phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non khác nhau:

Thông qua hoạt động vui chơi: vui chơi là hoạt động tạo cho trẻ nhiều hứng thú và cũng cho trẻ cơ hội được vận dụng nhiều kiến thức kĩ năng khác nhau vào giải quyết nhiệm vụ chơi. Trẻ được thử nghiệm nhiều vai trò khác nhau qua các vai chơi, được phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo, học hỏi và hợp tác với các bạn cùng chơi… ví dụ trong trò chơi gia đình trẻ phải điều hoà các mối quan hệ với 2 vai trò khác nhau: mối quan hệ với bạn cùng chơi (quan hệ thật) và quan hệ với các nhân vật trong trò chơi (quan hệ giả). Để trò chơi phát triển mỗi đứa trẻ đều phải cùng cố gắng hoàn thành tốt vai trò của mình đồng thời phải biết chia sẻ, hợp tác với các bạn khác.
Thông qua sinh hoạt hàng ngày: sinh hoạt hàng ngày của trẻ đa phần là những hoạt động lặp đi lặp lại vì vậy trẻ được rèn luyện nhiều và thực hiện các công việc đó một cách dễ dàng vì đã thành nếp sinh hoạt. Ngoài ra, trong sinh hoạt trẻ cũng gặp phải những vấn đề mới nảy sinh – đó chính là cơ hội quý để hình thành những kĩ năng sống mới.
Thông qua xem phim, nghe kể truyện: nội dung các bộ phim, câu chuyện phù hợp sẽ là gợi ý cho trẻ về cách cư xử đúng, cách giải quyết vấn đề hiệu quả.
Thông qua hoạt động sáng tạo:  Với trò chơi đóng vai,  trẻ “nhập vai” và giải quyết tình huống giả định, giúp trẻ tập các kĩ năng sống một cách nhẹ nhàng, thú vị. Ví dụ: đi siêu thị mà bị lạc thì trẻ làm gì?, làm hỏng đồ chơi của bạn trẻ sẽ làm thế nào?…
Như vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Mỗi trẻ có những yếu tố cá nhân khác nhau và sự ảnh hưởng của các quan hệ xã hội cũng như hoàn cảnh sống, môi trường trải nghiệm khác nhau nên nhà giáo dục cần có những hình thức, biện pháp linh hoạt, hợp lý và tận dụng các điều kiện để tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ được tự trải nghiệm.
Với kĩ năng sống phong phú trẻ sẽ biết cách khai thác kiến thức từ cuộc sống xung quanh, tạo lập các mối quan hệ với tự nhiên và con người để sống an toàn, hòa bình và phát triển.
>> Nguồn: Hà Nội Academy